Những người thầy im lặng của bác sĩ

Ngồi tĩnh lặng trong Đại giảng đường của Đại học Y Dược TP.HCM, anh L.T.H (49 t.uổi) nắm c.hặt t.ay con trai duy nhất.

Anh muốn cậu bé 12 t.uổi có thể hiểu phần nào quyết định hiến xác cho y học của cha và bà nội.

Người thầy đầu tiên

Cách đây 7 năm, mẹ của anh L.T.H qua đời ở t.uổi 67. Theo ý nguyện của mẹ, anh đã gọi điện thoại đến bộ môn Giải phẫu học (Đại học Y Dược TP.HCM) để sắp xếp đến tiếp nhận t.hi h.ài. Mẹ anh H. cũng là người đầu tiên của dòng họ thực hiện nghĩa cử này.

Chiều ngày 23/1, trong lễ tri ân những người hiến thân thể cho sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu y khoa, anh H. ngồi tĩnh lặng, lắng nghe lời văn tế, lời cảm ơn của thầy trò trường y. Bên cạnh anh là cậu bé 12 t.uổi, nghiêm trang chờ vào thăm bà nội.

“Mẹ và tôi đều tin rằng khi mình mất đi mà còn giúp ích được cho đời thì rất nên làm. Bản thân tôi cũng mong muốn sẽ tiếp tục hiến xác cho y học khi qua đời. Vì thế hôm nay, tôi đưa con trai duy nhất đến Lễ tri ân Hoa của đất, để con cảm nhận được sự trân trọng, để hiểu hiến tặng là giúp ích cho đời khi nằm xuống”, anh H. tâm sự.

Hoà vào dòng người từ Đại giảng đường, anh và nhiều thân nhân khác từ tốn tiến vào phòng xác của bộ môn Giải phẫu học. Con đường ngắn và quen thuộc của sinh viên y khoa, nay được trang trí trang trọng. 52 t.hi h.ài tĩnh lặng dưới tấm vải trắng, đĩa hoa thơm và những lời cầu nguyện.

nhung nguoi thay im lang cua bac si 384 7083095

nhung nguoi thay im lang cua bac si d6b 7083095

nhung nguoi thay im lang cua bac si 4c2 7083095

nhung nguoi thay im lang cua bac si 14f 7083095

Với sự hỗ trợ của các em sinh viên, vợ chồng ông Đặng Quốc Cường (64 t.uổi, TP.HCM) đã đến bên cạnh t.hi h.ài con gái. Năm 2019, cô gái tên Phúc Lộc qua đời vì bạo bệnh khi đang theo học y khoa tại Đại học Tân Tạo.

Ông Cường nhớ lại, từ khi được học môn giải phẫu, con gái ông đã có ý định hiến xác sau khi mất. Có lần, Lộc đã rủ các bạn học cùng làm đơn nhưng người bạn vẫn chưa sẵn sàng. Lộc nói “Tại sao mình mổ người ta được mà mình không dám hiến?”.

Khi con gái qua đời, vợ chồng ông Cường làm theo ý nguyện, hiến tặng t.hi h.ài cho Đại học Y Dược TP.HCM. “Năm ngoái chúng tôi cũng vào thăm con. Mỗi lần đi ngang trường, tôi đều dừng lại và hướng lên đọc kinh cho con và những người nằm đây”, ông Cường tâm sự.

Ở một góc khác, anh Hoàng (38 t.uổi, TP.HCM) tặng mẹ bó hoa tươi sau nhiều năm xa cách. “Hiến xác cho y học là ý nguyện của mẹ. Tôi là người giúp mẹ đi làm đơn và cũng là người gọi điện thoại báo cho nhà trường đến tiếp nhận”, anh nói.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Vũ, Trưởng bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TP.HCM, những t.hi h.ài được hiến tặng là người thầy đầu tiên, người thầy thầm lặng của sinh viên y khoa. Lễ tri ân cũng như bài học vỡ lòng về y đức với bác sĩ tương lai.

“Một sinh viên y sau này sẽ trở thành bác sĩ, kinh nghiệm thực hành với t.hi h.ài là rất quan trọng. Dù cho công nghệ khoa học kỹ thuật y khoa có tiến bộ đến đâu, tiếp xúc các mô hình ảo hay phần mềm tin học hiện đại đến bao nhiêu, chúng ta cũng không thể thiếu thực hành trên những t.hi h.ài”, ông nói.

nhung nguoi thay im lang cua bac si 825 7083095
Bài học vỡ lòng về y đức chính là từ những người hiến xác cho y học. Ảnh: GL.

Riêng năm 2023, bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TP.HCM đã tiếp nhận 1.656 người đến làm hồ sơ hiến tặng và tiếp nhận 32 t.hi h.ài.

Như vậy, từ khi khởi xướng đến nay, đã có 34.514 người làm đơn đăng ký và có 909 t.hi h.ài được nơi đây tiếp nhận. Sau khi sử dụng xác để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu, hiện bộ môn Giải phẫu học đang bảo quản 128 t.hi h.ài.

Từ lễ hội của người đã khuất đến bài học vỡ lòng về y đức

Trong phòng làm việc của Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Vũ đặt một bàn thờ, bên trên là ảnh của người đã có công phục dựng lễ Macchabée ở Đại học Y Dược TP.HCM. Đó là chân dung thầy Nguyễn Quang Quyền, nguyên Trưởng bộ môn Giải phẫu học.

Theo Tiến sĩ Vũ, lễ Macchabée nhằm tri ân những người đã hiến xác cho y khoa, có nguồn gốc từ phương Tây. Đây là một lễ hội đa sắc, vừa có tính nghi lễ, vừa có không khí hội hè, âm nhạc và vũ hội.

Tại Việt Nam, giai đoạn trước năm 90 của thế kỷ trước, các trường y hầu như đều thiếu xác để thực hành. Một số lượng rất hiếm là từ xác vô thừa nhận.

Năm 1990, Giáo sư Nguyễn Quang Quyền, người thầy khả kính của nhiều thế hệ sinh viên y khoa, Trưởng bộ môn Giải phẫu học của Đại học Y Dược TP lúc bấy giờ, đã khởi xướng kêu gọi hiến xác và phục dựng lễ Macchabée, có cải biên để phù hợp hơn. Năm 1993, t.hi h.ài đầu tiên được tiếp nhận là từ anh Nguyễn Đức Minh – một người khiếm thị.

nhung nguoi thay im lang cua bac si 26f 7083095

nhung nguoi thay im lang cua bac si 13b 7083095

Ảnh tư liệu: Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Quang Quyền, người phục dựng lễ Macchabée. Ảnh phải: Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Vũ và tác phẩm nổi tiếng của Giáo sư Quyền.

“Khi thầy Quyền đăng tin trên báo, người ta bắt đầu gửi đơn và ngày càng nhiều hơn. Những t.hi h.ài sau khi được sử dụng cho học tập và nghiên cứu (thường sau 1 năm) sẽ được hoả táng, gửi về gia đình.

Tôi đã tham dự lễ Macchabée từ khi là sinh viên rồi đến phụ trách bộ môn, lần nào tôi cũng xúc động và hồi hộp. Sự hiến tặng này là hy sinh, rất vô tư và trong sáng”, Tiến sĩ Vũ nói.

Theo quy định, người từ 18 t.uổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến xác của mình sau khi c.hết. Tuy nhiên, quan trọng nhất là khi họ qua đời, gia đình phải đồng thuận và báo tin với bộ môn Giải phẫu để tiến hành tiếp nhận. Nếu người thân chưa thống nhất, ý nguyện của người mất cũng không thể thực hiện.

Hiện nay, Đại học Y Dược TP.HCM thực hiện song song 2 kỹ thuật bảo quản t.hi t.hể: bảo quản bằng hoá chất ( x.ác ư.ớp) và đông lạnh ở nhiệt độ -30 độ C (xác tươi). Việc bảo quản xác đông lạnh mang lại nhiều ý nghĩa cho quá trình học tập, thực hành, tuy nhiên hệ thống trang bị rất tốn kém.

“Thời gian qua, nhu cầu sử dụng xác ngày càng tăng do đào tạo nhiều hơn, chúng tôi có thêm các lớp phẫu thuật thực nghiệm (ghép tạng, thay khớp), hay sinh viên nước ngoài cũng sang học giải phẫu. Trước mắt, chúng tôi vẫn đảm bảo được.

Giải phẫu học là cánh cửa đầu tiên mà các sinh viên ngành y phải đi qua, không có một phương tiện giảng dạy nào tốt hơn chính cơ thể con người.

Trước nghĩa cử của những người hiến thân xác cho y học, chúng tôi cam kết sẽ đào tạo ra những thế hệ thầy thuốc với kiến thức sâu rộng, giàu nhiệt huyết, sẵn sàng phục vụ người bệnh một cách vô tư và trong sáng”, Tiến sĩ Vũ chia sẻ.

Quên tên người thân là biểu hiện của bệnh gì?

Thế giới có khoảng 75% người bị sa sút trí tuệ không được chẩn đoán và điều trị.

Căn bệnh này gây mất dần trí nhớ, quên tên người thân, dễ thay đổi tâm trạng và tính cách.

Mới đây, bà N.T.A. (70 t.uổi) được người nhà đưa đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong tình trạng gặp khó khăn khi giao tiếp, không nhớ được tên người nhà, dễ bị kích động. Qua thăm khám, bà A. được chẩn đoán mắc bệnh sa sút trí tuệ có biểu hiện rối loạn hành vi.

Bác sĩ chỉ định điều trị kết hợp giữa uống thuốc làm tăng kết nối tế bào thần kinh và tập luyện nhận thức tại nhà, sinh hoạt trị liệu nhóm định kỳ tại bệnh viện. Ngoài ra, người thân của bà A. được hướng dẫn tránh yếu tố thúc đẩy người bệnh vào cơn rối loạn như tránh thay đổi thời khóa biểu sinh hoạt, môi trường quá nóng hoặc lạnh, đông người….

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Công Thắng, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, sa sút trí tuệ là một quá trình bệnh lý khi người bệnh bắt đầu hay quên, tăng dần đến khi ảnh hưởng chất lượng công việc và cuộc sống nghiêm trọng. Alzheimer là bệnh thường gặp nhất trong nhóm bệnh lý sa sút trí tuệ.

quen ten nguoi than la bieu hien cua benh gi d78 7055621
Sa sút trí tuệ khiến người bệnh quên tên người thân, thay đổi tính cách. Ảnh: BVCC.

Các dấu hiệu cảnh báo chứng sa sút trí tuệ gồm: Mất trí nhớ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày; Khó hoàn thành các công việc quen thuộc; Mất định hướng về thời gian và không gian; Suy giảm khả năng phán đoán; Suy giảm khả năng tư duy trừu tượng; Đặt đồ vật sai vị trí; Thay đổi tâm trạng và hành vi; Thay đổi tính cách; Trở nên thụ động.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Tống Mai Trang, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết khá khó khăn để phát hiện sớm sa sút trí tuệ. Bệnh thường diễn biến âm thầm, phải đặc biệt chú ý mới có thể nhận ra.

Vì thế, 75% trường hợp sa sút trí tuệ trên toàn cầu không được chẩn đoán, thậm chí lên đến 90% ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

Ở giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ, bệnh có thể được phát hiện qua tầm soát sức khoẻ định kỳ. Lúc này, các tế bào não chưa tổn thương lan rộng nên có thể tác động làm chậm diễn tiến, kéo dài thời gian sống độc lập cho người bệnh.

Nếu phát hiện sớm, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp phù hợp như dùng thuốc làm tăng kết nối tế bào thần kinh, giảm các sản phẩm thoái hoá trong não, thực hiện phương pháp tập luyện nhận thức bằng cách viết nhật ký mỗi ngày, nói chuyện thường xuyên với người thân,…

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh chi tiết về bệnh sử và cho làm bộ test thần kinh – tâm lý. Dựa trên kết quả thu được về mức độ bệnh và yếu tố khiếm khuyết về mặt nhận thức của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kết hợp tập luyện nhận thức.

Ngoài ra, người bệnh được tham gia chương trình tập luyện theo nhóm tương ứng từng mức độ nhẹ – trung bình – nặng để được gặp gỡ, sẻ chia, tránh tâm lý mặc cảm.

Tuỳ trường hợp, bệnh nhân ở giai đoạn đầu có thể được điều trị bằng phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ. Não bộ của người bệnh được kích thích kép với máy từ trường và các bộ bài tập nhận thức được áp dụng đi kèm trong quá trình chạy máy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *