Uống 2 lon bia mất bao lâu để nồng độ cồn về 0?

Sau khi uống rượu bia, việc đào thải nồng độ cồn tùy vào cơ thể của mỗi người, nhưng bạn sẽ mất khoảng 6 tiếng cho 1 lon bia, 1 ly rượu mạnh.

uong 2 lon bia mat bao lau de nong do con ve 0 cd9 7055463

Xin chào bác sĩ, cuối năm tôi phải tiếp khách. Mặc dù hạn chế uống rượu bia hoặc không lái xe. Tuy nhiên, có những ngày tôi uống từ tối hôm trước chỉ 2-3 lon bia, hôm sau vẫn có mùi bia dù người tỉnh táo. Tôi phải đặt xe đi làm, không tự lái xe vừa bất tiện, tốn kém. Bác sĩ cho biết, nếu uống hai lon bia thì cần bao lâu đào thải hết cồn. Bùi Trọng Hiếu (Thanh Xuân, Hà Nội)

Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt – Nga, Bộ Quốc phòng tư vấn:

Việc sử dụng rượu bia ít vẫn có những mặt lợi ích cho sức khỏe, giúp tiêu hóa, lưu thông m.áu tốt hơn (ở lượng thấp)… Nhưng hiện nay, 1 cốc bia, 1 ly rượu bạn vẫn bị vi phạm quy định về nồng độ cồn. Vậy 2 lon bia cần bao lâu để thổi nồng độ cồn không dương tính.

Thông thường, 1 đơn vị cồn tương đương 10g ethanol nguyên chất 200ml bia, 1 ly rượu vang 75ml, 1 chén rượu mạnh 25ml. Một đơn vị cồn cần 1 tiếng p.hân h.ủy hoàn toàn qua đường hô hấp và bài tiết khoảng 15%, còn lại là cồn được đào thải tại gan.

Hai lon bia sẽ tương đương với 3 đơn vị cồn và chúng ta sẽ mất khoảng 3 tiếng để thải trừ cồn. Tuy nhiên, sau khi thải trừ, cơ thể cần 2-3 tiếng để cồn trong hơi thở được phát tán hết. Khi đó, bạn thổi nồng độ cồn sẽ không dương tính. Như vậy, 2 lon bia bạn sẽ mất khoảng 6 tiếng để có thể đưa nồng độ cồn về 0.

Một số trường hợp cơ thể đào thải chậm hơn hoặc nhanh hơn nhưng bạn cũng nên thận trong. Có người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau nồng độ cồn trong m.áu, trong hơi thở vẫn còn, nhưng có người thì không. Những người có chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Với quy định hiện nay, khi bạn bị thổi nồng độ cồn chỉ cần phát hiện ra cồn trong hơi thở dù chưa tới 0,25mg/L bạn đã vi phạm. Vì vậy, một cốc bia trong vòng một tiếng bạn vẫn có khả năng bị phạt. Nếu bạn lái xe cần tránh uống bia trong khoảng 5-6 tiếng trước khi lái xe, dù chỉ là một cốc.

Còn trường hợp bạn uống từ 5-6 lon bia vào tối hôm trước sẽ cần có tối thiểu 12 tiếng để cơ thể đào thải cồn, ít nhất là 24 tiếng để đảm bảo không phát hiện ra cồn trong hơi thở.

Những lý do khiến hơi thở có cồn dù không uống rượu bia

Tiêu thụ một số đồ ăn, thức uống hoặc mắc hội chứng hiếm gặp có thể khiến hơi thở có mùi rượu.

Nhiều người lo ngại có thể bị oan khi cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Thị Kim Chi, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) giải thích về lý do khiến hơi thở có nồng độ cồn dù bạn không uống rượu bia và các vấn đề liên quan:

Hơi thở có cồn dù không uống rượu bia

Ngoài việc uống rượu hoặc bia, tiêu thụ một số loại đồ ăn và thức uống khác có thể khiến hơi thở của bạn có mùi cồn. Có thể kể đến những loại trái cây có hàm lượng đường cao như vải, dứa, sầu riêng,… khi chín quá mức sẽ bị lên men (glucose chuyển hóa thành rượu).

Một số trường hợp hiếm gặp ở người bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc người mắc hội chứng tự sinh rượu (hội chứng say không do uống rượu) cũng có thể khiến hơi thở có nồng độ cồn.

Một số món ăn và thức uống có thể chứa lượng nhỏ rượu sau khi đã nấu chín hoặc nước cạn. Thịt hấp nấu có bia rượu sẽ giữ lại 85% lượng cồn, thịt ướp giữ 70% lượng cồn, phải nấu kỹ 150 phút thì lượng cồn mới giảm xuống còn 5% so với khi sơ chế.

nhung ly do khien hoi tho co con du khong uong ruou bia 75c 7039724
Nhiều người lo lắng khi ăn trái cây có thể khiến hơi thở có cồn. Ảnh minh hoạ: Pixabay.

Ngoài ra, tiêu thụ lượng lớn các món ăn được chế biến bằng rượu như tiramisu, bánh rum, hay các loại sốt có chứa cồn, có thể gây nồng độ cồn trong hơi thở. Các nước trái cây lên men như kefir hoặc kombucha chứa một lượng nhỏ cồn do quá trình lên men tự nhiên.

Bên cạnh đó, có khoảng 130 chế phẩm thuốc chữa bệnh, 14 chế phẩm vitamin, được bào chế dưới dạng dung dịch hoặc các loại nước súc miệng mà thành phần có cồn.

Tuy nhiên, nồng độ cồn trong những sản phẩm này thường rất thấp và không gây ra ảnh hưởng lớn đối với nồng độ cồn trong hơi thở, trừ khi bạn tiêu thụ lượng lớn trong một thời gian ngắn. Kỹ thuật hiện nay của cảnh sát giao thông hoàn toàn có thể loại trừ được.

Sự khác biệt khi đo nồng độ cồn trong hơi thở và trong m.áu

Việc đo nồng độ cồn trong m.áu và trong hơi thở là hai phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra mức cồn trong cơ thể của một người sau khi tiêu thụ cồn.

Nồng độ cồn trong m.áu có thể tăng hoặc giảm dựa trên quá trình trao đổi cồn trong cơ thể. Trong khi đó, nồng độ cồn trong hơi thở thường phản ánh tình trạng tức thời, thay đổi nhanh chóng khi cồn được tiêu hóa và loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Nồng độ cồn trong m.áu được xem là phương pháp đo chính xác hơn để xác định nồng độ cồn thực sự trong cơ thể, thường được sử dụng trong các tình huống pháp lý. Còn nồng độ cồn trong hơi thở có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài như thức ăn, nước uống…

Mức nồng độ cồn tùy thuộc vào mỗi người và cơ địa, giới hạn sức khỏe, khả năng tiếp nhận và đào thải rượu bia khác nhau. Một số người có thể mất tỉnh táo và bị ảnh hưởng đến kỹ năng lái xe ở mức nồng độ cồn thấp hơn so với người khác.

Trong nhiều trường hợp, cơ quan chức năng sử dụng nồng độ cồn trong hơi thở để kiểm tra sự tỉnh táo của người lái xe, sau đó xác định nồng độ cồn trong m.áu để xác định vi phạm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *