Với 10.000 đồng, bạn có thể mua cả mớ rau muống ở Việt Nam nhưng vào siêu thị Nhật, chỉ mua được 1 cọng nếu chọn loại ngon.
Rau muống là thực phẩm quen thuộc gắn bó với người dân Việt Nam từ khi còn nhỏ. Bởi vậy, ngay cả lúc ở nước ngoài, nhiều người vẫn muốn thưởng thức các món ăn chế biến từ loại rau này.
Do không được trồng phổ biến nên ở một số nước như Nhật, Mỹ, rau muống có giá cao. Tài khoản của một người dùng trên TikTok cho thấy mua rau muống ở siêu thị Nhật 30.000 đồng chỉ được 3 cọng. Dù cọng rau mập mạp, xanh mướt nhưng người đi chợ vẫn cảm thấy tiếc t.iền. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn ăn rau muống không quá tốn kém, người dân có thể chọn các loại cọng nhỏ, lá ít khoảng 25.000 đồng/10 cọng. Tương tự như vậy, có siêu thị ở Mỹ bán một mớ rau 10 USD (240.000 đồng).
Mớ rau 30.000 đồng/3 cọng (bên trái) và 25.000 đồng/10 cọng (phải). Ảnh: Kim Chi JP – Hancock18
Giá trị dinh dưỡng
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, rau muống là loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng. Tất cả các loại rau lá xanh đậm đều phong phú chất dinh dưỡng và rau muống cũng không ngoại lệ.
100g rau muống chứa 6.600 IU vitamin A (gấp đôi nhu cầu hằng ngày), 55mg vitamin C (92% nhu cầu hằng ngày). Ngoài ra, rau còn có các chất chống oxy hóa, vitamin nhóm B, sắt, canxi, kali, magie, mangan, phốt pho.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ Tanya Choudhary, mọi người có thể ăn rau muống hằng ngày để nhận vitamin cho cơ thể. Ngoài ra, loại rau này có một số tác dụng dưới đây:
Giảm cholesterol
Rau muống là một lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn giảm cân và giảm cholesterol một cách tự nhiên. Nghiên cứu được thực hiện trên chuột đã chứng minh rằng việc tiêu thụ rau muống có thể làm giảm mức cholesterol cũng như triglyceride.
Hỗ trợ chữa bệnh vàng da và các vấn đề về gan
Theo SC, rau muống từng được sử dụng trong y học Ấn Độ để điều trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan. Nghiên cứu chứng minh chiết xuất của loại cây này chống lại tổn thương gan do hóa chất nhờ đặc tính chống oxy hóa và loại bỏ gốc tự do.
Tốt cho người thiếu m.áu, thiếu sắt
Giàu chất sắt nên rau muống non có lợi cho người thiếu m.áu và phụ nữ mang thai cần chất sắt trong chế độ ăn. Sắt là khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các tế bào hồng cầu, để hình thành huyết sắc tố.
Trị chứng khó tiêu, táo bón
Rau muống rất giàu chất xơ do đó hỗ trợ tiêu hóa, giảm các chứng rối loạn tiêu hóa khác nhau. Đặc tính nhuận tràng của rau có lợi cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón. Loại rau này còn được dùng trị giun đường ruột.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Nghiên cứu đã chứng minh ăn rau muống thường xuyên phát triển khả năng chống lại stress oxy hóa do bệnh tiểu đường gây ra. Rau muống cũng được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai.
Lưu ý
Rất hiếm có trường hợp dị ứng, ngộ độc rau muống nhưng bạn cũng nên đề phòng nguy cơ ngộ độc với các nguồn rau không đảm bảo vệ sinh, nhiễm chì.
Tránh ăn rau muống nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc làm loãng m.áu nào vì có thể dẫn đến tương tác thuốc. Rau muống chứa một lượng vừa phải purine (chất này sẽ được chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể). Tình trạng dư thừa axit uric chính là nguyên nhân gây bệnh gout. Do đó, người mắc căn bệnh đó nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa purin như rau muống để tránh triệu chứng nặng hơn.
Biến thể phụ BA.4, BA.5 bắt đầu chiếm ưu thế
Chiều 6.8, Bộ Y tế thông báo có thêm 1.609 ca mắc Covid-19. Trên cả nước, số mắc Covid-19 tăng hơn 22% trong tháng gần đây. Tại phía nam, các biến thể phụ BA.4, BA.5 bắt đầu chiếm ưu thế.
Theo thông báo của Bộ Y tế, từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có hơn 11,3 triệu ca mắc Covid-19 (thêm 1.609 ca mắc mới trong 24 giờ qua), đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với tỷ lệ 114.460 ca nhiễm/triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngày 6.8: Công bố 154.094 ca Covid-19, 6.878 ca khỏi
Hôm nay 6.8, trong nước ghi nhận thêm 1.609 ca mắc Covid-19. Ảnh BỘ Y TẾ
Hôm nay, Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên đăng ký bổ sung 152.485 ca trên hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19, sau khi rà soát, bổ sung thông tin.
Theo công bố của các sở y tế, hôm nay có thêm 6.878 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Từ đầu dịch đến nay, cả nước có hơn 9,9 triệu ca được điều trị khỏi.
Hiện, 44 bệnh nhân đang thở ô xy, trong đó 3 ca thở máy xâm lấn. Trong 24 giờ qua, cả nước không ghi nhận ca t.ử v.ong do Covid-19. Tổng số ca t.ử v.ong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.094, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Trong ngày 5.8, có 527.300 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, hơn 248,2 triệu liều đã tiêm trên cả nước. Trong đó, gần 214,7 triệu liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên, gần 21 triệu liều tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 t.uổi và gần 12,6 triệu liều tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi.
Gia tăng các ca mắc Covid-19
Theo Bộ Y tế, trong tháng 7, cả nước ghi nhận trên 33.000 ca mắc, 6 ca t.ử v.ong; thời gian gần đây ghi nhận khoảng 2.000 ca mắc/ngày. So với tháng trước đó, số mắc tăng hơn 22%; giảm 2 ca t.ử v.ong.
Trên thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể BA.2, đã ghi nhận tại nhiều quốc gia. Các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa, mới nhất là BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch bùng phát trở lại.
Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5. Đáng lưu ý, tại phía nam, các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế.
Miễn dịch sau tiêm vắc xin Covid-19 liều cơ bản và sau mắc Covid-19 suy giảm, do đó người dân cần tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 để tăng cường miễn dịch
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng tốc tiêm vắc xin cho t.rẻ e.m; mũi 3, mũi 4 cho những người có chỉ định. Các chuyên gia trong nước cần cập nhật tình hình dịch, nhất là với các biến thể mới; kịp thời đề xuất các hoạt động phòng, chống dịch phù hợp.