Cách điều trị cúm A tại nhà an toàn

Hiện nay đang trong thời điểm giao mùa đông xuân nên thời tiết thay đổi thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó có cúm A.

Hầu hết các trường hợp cúm A là nhẹ và có thể điều trị tại nhà…

1. Cúm A nguy hiểm với những ai?

BS. Đặng Xuân Thắng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam) cho biết, cúm A là bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp cấp tính, do virus cúm gây ra như: virus H1N1, H5N1, H7N9… Đa số người bệnh có thể tự khỏi bệnh sau khoảng 7 ngày mà không cần dùng thuốc điều trị.

Một số trường hợp có thể gặp các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là t.rẻ e.m, phụ nữ mang thai, người cao t.uổi, người có sức đề kháng kém… Những trường hợp này cần đi khám để được dùng thuốc thích hợp.

Các biến chứng của cúm A như: viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu, phù não, tổn thương gan, thậm chí có thể t.ử v.ong.

Biểu hiện của người bệnh cúm A thường là: Sốt, ho, đau đầu, mệt mỏi, hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng…

cach dieu tri cum a tai nha an toan 6b7 7073898

Thời tiết giao mùa đông xuân thường là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh phát triển, trong đó có cúm A.

2. Điều trị cúm A tại nhà như thế nào?

Thông thường, với những người khỏe mạnh, trong trường hợp bệnh nhẹ có thể sử dụng thuốc điều trị triệu chứng của cúm A tại nhà:

Các thuốc điều trị cúm A thường là làm giảm triệu chứng của bệnh:

– Thuốc hạ sốt giảm đau không kê đơn: Nếu người bệnh bị đau đầu, đau mình mẩy, sốt cao trên 38 độ C…có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau không kê đơn như acetaminophen (paracetamol), ibuprofen… Liều an toàn nên dùng là 10-15mg/1kg cân nặng, mỗi 4-6 tiếng và không dùng quá 6 lần/1 ngày. Lưu ý, chỉ dùng ibuprofen khi không đáp ứng với paracetamol.

– Bổ sung nước và điện giải: Việc sốt cao, nôn có thể khiến người bệnh cúm A mất nước và mất cân bằng điện giải, khiến gia tăng nguy cơ biến chứng do cúm A. Có thể bổ sung nước và điện giải cho người bệnh bằng dung dịch oresol pha theo đúng hướng dẫn.

Ngoài ra, có thể dùng các thuốc giảm ho, long đờm, thông mũi trong các trường hợp bệnh nhân bị ho, ngạt mũi/sổ mũi.

Thuốc kháng virus:Thuốc kháng virus chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý mua dùng các thuốc này.

Ngoài ra, một số cách sau giúp người bệnh cúm A nhanh hồi phục:

– Người bệnh cần nghỉ ngơi và thư giãn để cơ thể có thể nhanh lấy lại sức.

– Tránh tiếp xúc với người thân trong gia đình, nhất là với những người dễ có nguy cơ nhiễm cúm. Trong trường hợp bắt buộc ra khỏi phòng để tắm rửa, vệ sinh, thăm khám bệnh… đeo khẩu trang che kín mũi và miệng để tránh lây lan virus cúm A.

– Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp gà để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

– Uống đủ nước: Cúm có thể gây mất nước nếu có nôn, tiêu chảy, vì vậy, cần bổ sung đủ nước để tránh cơ thể mất nước. Ngoài nước đun sôi để nguội có thể bổ sung các loại nước trái cây… Lưu ý nên tránh đồ uống có chứa caffeine vì các loại nước này có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.

– Bổ sung hoa quả tươi, giàu vitamin C: Khi bị cúm A, người bệnh cần ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, mọng nước… để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe. Hoa quả nên ăn như cam, bưởi, ổi, dừa, nho, lê…

– Ngủ đủ giấc: Không nên thức quá khuya, cần ngủ đủ giấc để hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Nên ngủ 8 tiếng mỗi đêm.

– Súc miệng nước muối: Nên súc miệng với nước muối ít nhất 2 lần/ ngày để loại bỏ chất nhầy tích tụ phía bên trong cổ họng. Đồng thời có thể giảm nhanh các triệu chứng đau họng, rát họng…

– Có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% để giảm khó chịu ở mũi, giảm ngạt mũi, sổ mũi.

– Giữ vệ sinh cá nhân: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vật dụng trong nhà để phòng lây nhiễm chéo sang người thân.

3. Khi nào cần đến bệnh viện?

BS. Đặng Xuân Thắng khuyến cáo, các trường hợp cần đến khám/trao đổi với bác sĩ:

Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh.

Người trên 65 t.uổi.

Người bệnh hen suyễn, khí phế thũng, đái tháo đường, tim mạch.

Có các triệu chứng nghiêm trọng: Khó thở, thở nhanh, tức ngực, đau bụng, chóng mặt, choáng váng, co giật, nôn/buồn nôn liên tục, sốt/ho không giảm…

Trẻ có các triệu chứng thở nhanh, khó thở, da xanh, môi nhợt nhạt, mất nước, uống nước ít, nôn nhiều lần, ngủ li bì, mệt mỏi, không chịu chơi, trẻ sốt lại sau khi đã hết sốt…

Thuốc long đờm nên sử dụng khi nào?

Thuốc long đờm giúp làm loãng chất đờm nhầy tại đường hô hấp, từ đó dễ dàng tống xuất ra ngoài hơn.

Thế nhưng, việc lạm dụng thuốc long đờm cũng có thể dẫn đến tác dụng phụ như nhờn thuốc, ho tái đi tái lại… Vậy cần lưu ý gì khi dùng thuốc long đờm?

1. Bản chất của thuốc long đờm

Theo ThS. BSCKII. Vũ Thị Dịu, Phó trưởng khoa Nội hô hấp, Bệnh viện 19-8, trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, ho là một trong những vấn đề rất thường gặp, đặc biệt là ho có đờm.

Về bản chất, ho có đờm là một phản ứng có lợi, giúp tống xuất đờm nhẩy ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu ho nhiều quá khiến người bệnh mệt mỏi, khó ngủ thì có thể được chỉ định sử dụng thuốc long đờm.

Thuốc long đờm, hay tên gọi khác là thuốc loãng đờm, có tác dụng làm long dịch tiết từ niêm mạc khí quản – phế quản. Khi sử dụng, thuốc làm thay đổi cấu trúc dịch nhầy, giảm độ đặc quánh của đờm nhầy trong phế quản. Nhờ đó, các chất đờm nhầy dễ dàng được tống ra ngoài bằng hệ thống lông chuyển hoặc bằng hành động khạc đờm.

ThS. BSCKII. Vũ Thị Dịu, Phó trưởng khoa Nội hô hấp, Bệnh viện 19-8 lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm.

2. Khi nào nên và không nên dùng thuốc long đờm?

Các thuốc long đờm có thể kể đến như acetylcystein, bromhexin, carbocysteine… Trong đó:

– Acetylcystein: Là hoạt chất thường được sử dụng cho trẻ nhỏ với khả năng làm lỏng chất nhầy đặc của đờm, dễ dàng ho khạc ra ngoài, làm thông thoáng đường hô hấp, từ đó cải thiện đáng kể triệu chứng ho ở trẻ.

– Carbocisteine: Có tác dụng làm tiêu nhầy, dùng trong các trường hợp viêm cấp hay mạn tính đường hô hấp trên và dưới đi kèm theo tăng tiết đờm nhầy đặc và dai dẳng như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp và mạn tính…

– Bromhexin: Được sử dụng nhằm làm loãng đờm trong các bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính có kèm theo rối loạn tiết chất nhầy bất thường. Thuốc còn được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.

Khi bị ho kéo dài, kèm theo đờm đặc, gây ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống, người bệnh nên sử dụng thuốc long đờm để đờm lỏng hơn và dễ thoát ra khỏi phế quản hơn. Tuy nhiên, cần đi khám chuyên khoa hô hấp và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp nhẹ có thể không cần dùng đến thuốc.

Do tác dụng phụ của thuốc, những trường hợp sau đây không nên sử dụng thuốc long đờm, đặc biệt là khi chưa có chỉ định của bác sĩ:

– Trẻ nhỏ dưới 2 t.uổi: Thuốc long đờm không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 2 t.uổi bởi khả năng ho và tự kiểm soát việc tống xuất đờm nhớt của trẻ ở độ t.uổi này là chưa tốt. Việc làm tiêu nhầy, long đờm, nhưng phản xạ ho khạc không tốt vô tình làm nặng thêm tình trạng của trẻ.

– Người có t.iền sử viêm loét dạ dày: Bên cạnh cơ chế làm loãng dịch tiết tại đường hô hấp, thuốc đồng thời gây phá hủy hàng rào niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau dạ dày, làm trầm trọng thêm bệnh loét dạ dày.

– Người bệnh hen: Thuốc long đờm có thể gây co thắt phế quản ở bệnh nhân hen phế quản và hen suyễn. Do đó cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc long đờm trên nhóm bệnh nhân này.

– Người suy nhược, quá yếu mệt hoặc không thể khạc đờm ra ngoài cũng không nên dùng thuốc long đờm vì sẽ làm tăng lượng đờm ở đường hô hấp khiến bệnh nặng hơn.

thuoc long dom nen su dung khi nao 8d4 7073614

Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc long đờm khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm

ThS. BSCKII. Vũ Thị Dịu cho biết, khi sử dụng thuốc long đờm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Thuốc long đờm là thuốc điều trị triệu chứng, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

– Thời gian sử dụng thuốc thường kéo dài 5-7 ngày, người bệnh không nên lạm dụng, dùng dài ngày hơn thời gian này trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

– Nên kết hợp các biện pháp long đờm tự nhiên như mật ong, gừng, tỏi… Phối hợp vỗ rung hoặc hút đờm ở trẻ nhỏ (nếu cần thiết) để đờm có thể thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

– Không dùng thuốc long đờm đồng thời với các thuốc chống ho hoặc thuốc làm giảm khả năng bài tiết dịch phế quản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *