Mọi người dùng lá tía tô như một loại gia vị hoặc rau thơm giúp tăng sự hấp dẫn của món ăn, mà không biết rằng loại lá này có những công dụng bất ngờ cho sức khỏe.
Tía tô thuộc họ Lamiaceae, có loại lá màu tím hung và màu xanh lục, vị cay, tính ấm. Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, tía tô tác dụng tán phong hàn, hóa đờm, giải độc, hỗ trợ chữa hen suyễn, lưu thông khí huyết.
Lá tía tô có loại lá màu tím hung và màu xanh lục. (Nguồn: Sohu)
Nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện ra rằng các thành phần chính của dầu tía tô gồm: axit -linolenic, axit palmitic, axit linoleic, axit oleic, axit stearic, vitamin E và các nguyên tố vi lượng khác. Dưới đây là những lợi ích mà lá tía tô mang lại.
Chống dị ứng, hỗ trợ điều trị ho, giảm viêm
Y học cổ truyền cho rằng tía tô có thể dùng để chữa ho. Một nghiên cứu của Nhật Bản từng chỉ ra rằng chiết xuất tía tô có thể ức chế phản ứng dị ứng trên da chuột.
Lá tía tô chứa nhiều loại flavonoid, axit rosmarinic, vitamin K, B-carotene và các thành phần khác có tác dụng phục hồi chức năng miễn dịch, giảm phản ứng viêm và đặc biệt có tác dụng đối với đường hô hấp.
Vì vậy, lá tía tô rất hữu ích trong việc giảm bớt hoặc loại bỏ các triệu chứng dị ứng. Perillaldehyde là nguồn gốc tạo ra mùi thơm của tía tô, loại lá này có tác dụng thúc đẩy tiết dịch tiêu hóa, an thần, loại bỏ buồn nôn và nôn.
Làm đẹp da
Trong lá tía tô chứa beta carotene, là một chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho quá trình trao đổi chất.
Nó cũng có tác dụng chống oxy hóa và có thể làm giảm tổn thương do kích thích tia cực tím đối với tế bào da. Chất này còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất bình thường của da và có tác dụng làm đẹp da.
Phòng tránh mất trí nhớ ở người già
Bệnh mất trí nhớ Alzheimer là do sự tích tụ “protein -amyloid” trong não. Thành phần “axit rosmarinic” có trong tía tô có tác dụng ức chế sự tích tụ protein -amyloid và chống trầm cảm.
Kháng khuẩn, kháng virus
Lá tía tô nhiều tác dụng dược lý như kháng khuẩn, kháng virus, cầm m.áu, chống oxy hóa và chống khối u. Đã có nghiên cứu chứng minh dịch chiết xuất từ lá tía tô có thể ức chế sự gia tăng của virus SARS-CoV-2, ngăn chặn virus gây bệnh đường hô hấp khác xâm nhập vào cơ thể.
Tía tô tác dụng thanh nhiệt, trừ cảm cho người có triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra, lá tía tô có thể dùng nấu cùng với gừng làm nước ngâm chân, chống hôi chân, lưu thông khí huyết.
Kích thích ăn ngon
Mùi thơm của lá tía tô có tác dụng kích thích thần kinh khứu giác, thúc đẩy tiết dịch dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn. Một số món ngon có thể kết hợp cùng lá tía tô để gia tăng gia vị như cháo thịt tía tô, ốc om chuối đậu, cà bung…
10 loại cây gia vị phổ biến giúp chữa bệnh
Các loại cây gia vị thường dùng để ăn kèm với một món ăn nào đó nhưng cũng có thể là một vị thuốc.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, rau thơm giúp tăng hương vị của món ăn và còn có tác dụng chữa một số bệnh thông thường.
Rau răm
Rau răm còn có tên gọi là thủy liễu, hương lục; có hương thơm đặc biệt, vị cay, tính ấm, không độc. Đây là loại rau không thể thiếu khi ăn kèm cháo lươn, trứng vịt lộn, gỏi gà, hoặc dùng để trừ chất tanh trong hải sản…
Trong Đông y, rau răm là vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, dùng để chữa đau bụng lạnh, chàm ghẻ, mụn trĩ, kém ăn.
Thì là
Thì là (còn gọi là thời la, đông phong) thường dùng để nấu món canh cá, canh lươn, ốc, mùi thơm của rau át được mùi tanh.
Trong đông y, thì là là một vị thuốc thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt và lá thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng, kích thích ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt.
Rau thì là thơm nồng đặc trưng, trị đau bụng và giúp tiêu hóa tốt. Ảnh: Pixabay.
Rau mùi
Rau mùi (còn được gọi là ngò ta, hương tuy) có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng mụn nhọt. Loại rau này được trồng phổ biến ở miền Bắc và thường có trong mùa đông.
Mùi tàu
Mùi tàu (còn gọi là ngò gai, ngò tàu) được trồng phổ biến ở nước ta, có thể ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa.
Húng chanh
Húng chanh (còn gọi là cây rau tần) có thể dùng ăn sống hoặc sắc uống. Húng chanh có vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phổi có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc; trị các chứng bệnh cảm cúm, viêm họng, chữa ho, sát khuẩn…
Các cơ sở sản xuất thuốc Nam thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho hoặc cảm cúm.
Húng quế
Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm. Cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, ho, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.
Húng cây
Húng cây (hay còn gọi là bạc hà) cùng họ với húng quế, là vị thuốc hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, chữa viêm xoang nhẹ…
Cây sả
Người dân thường ăn sống sả hoặc dùng làm gia vị tẩm ướp cho các món ăn. Sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa ho, giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu.
Cây tía tô
Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành lá có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn.
Lá lốt
Lá lốt (còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu) được trồng nhiều hoặc mọc hoang khắp nơi. Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày, chữa nôn mửa do bị lạnh. Ngoài ra, người dân thường dùng lá lốt để chữa bệnh đau xương khớp, bệnh phụ khoa, viêm xoang, chảy nước mũi, giải say nắng…