Khi thời tiết trở nên lạnh hơn, nhiệt độ xuống thấp… cũng là mối nguy hiểm cho sức khỏe. Hiểu được những mối cơ tiềm ẩn khi thời tiết lạnh là rất quan trọng quan trọng để bảo vệ bản thân trong những ngày lạnh giá.
1. Thời tiết lạnh làm gia tăng các vấn đề về hô hấp
Không khí lạnh và rất lạnh có thể tác động mạnh lên hệ hô hấp. Hít thở không khí lạnh có thể gây kích ứng và co thắt đường thở, làm trầm trọng thêm các tình trạng như hen suyễn và viêm phế quản. Ngoài ra, độ khô của không khí lạnh có thể làm mất đi chất nhầy bảo vệ đường hô hấp, khiến mọi người dễ bị n.hiễm t.rùng đường hô hấp hơn.
Những người đã mắc bệnh hô hấp từ trước nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung, chẳng hạn như đeo khăn quàng cổ hoặc khẩu trang để làm ấm không khí trước khi hít vào.
Thời tiết lạnh làm gia tăng mắc các bệnh về hô hấp.
2. Căng thẳng tim mạch
Khi thời tiết lạnh, cơ thể phải làm việc chăm chỉ hơn để duy trì nhiệt độ bên trong ổn định, điều này có thể gây khó khăn đặc biệt cho những người mắc bệnh tim. Do đó, thời tiết lạnh gây căng thẳng cho hệ tim mạch, có khả năng dẫn đến tăng huyết áp và nhịp tim.
Điều quan trọng đối với những người có nguy cơ là phải mặc ấm, tránh gắng sức quá mức khi trời quá lạnh.
3. Hiện tượng Raynaud
Hiện tượng Raynaud là tình trạng các mạch m.áu bị thu hẹp quá mức khi bị lạnh hoặc căng thẳng, hạn chế lượng m.áu cung cấp đến các vùng bị ảnh hưởng, điển hình là ngón tay và ngón chân. Tiếp xúc với thời tiết cực lạnh có thể gây ra tình trạng này, gây ra những đợt giảm lưu lượng m.áu, người bệnh có thể đau đớn.
Những người mắc bệnh Raynaud nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung, bao gồm đeo găng tay và tất ấm để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
4. Đau khớp gia tăng
Thời tiết lạnh có thể làm tăng tình trạng đau khớp, đặc biệt đối với những người bị viêm khớp. Nhiệt độ giảm có thể dẫn đến tăng độ cứng khớp và khó chịu.
Giữ ấm các khớp bằng nhiều lớp áo và duy trì hoạt động thể chất, ngay cả khi ở trong nhà, có thể giúp kiểm soát các triệu chứng này. Ngoài ra, duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân bằng và giữ nước, góp phần vào sức khỏe tổng thể của khớp.
Đau khớp gia tăng khi thời tiết lạnh.
5. Phòng thủ miễn dịch suy yếu
Thời tiết cực lạnh có thể làm tổn hại đến khả năng chống n.hiễm t.rùng của hệ thống miễn dịch. Việc tiếp xúc với cái lạnh kéo dài có thể dẫn đến căng thẳng cho cơ thể, có khả năng khiến mọi người dễ mắc các bệnh như cúm và cảm lạnh thông thường.
Ưu tiên một chế độ ăn uống cân bằng, năng vận động và ngủ đủ giấc là điều quan trọng để hỗ trợ sức khỏe miễn dịch trong những ngày giá lạnh…
5 bệnh hô hấp ai cũng mắc một lần trong đời
Trong những ngày lạnh, do hệ miễn dịch yếu, trẻ có thể mắc phải các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp với triệu chứng phổ biến như ho, sốt, sổ mũi, nôn mửa.
Thời tiết lạnh khiến trẻ dễ bị ho, sổ mũi, sốt. Ảnh minh họa: AboutKidsHealth.
Mùa lạnh là thời điểm cao điểm trẻ nhỏ dễ mắc bệnh. Trẻ có nhiều khả năng mắc và lây lan các bệnh truyền nhiễm vì có hệ miễn dịch yếu và dành nhiều thời gian ở trong nhà với người khác (tiếp xúc gần).
Dưới đây là các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp thường gặp ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn và những lời khuyên giúp gia đình bạn luôn khỏe mạnh.
Cúm
Theo Children’s Health Family, cúm là loại virus đường hô hấp rất dễ lây lan. Sự khởi phát của bệnh cúm thường đột ngột và kèm theo các triệu chứng sau: Sốt cao (trong khoảng 39-40 độ C), ho, sổ mũi, tắc nghẽn, đau nhức cơ bắp, viêm kết mạc nhẹ (mắt đỏ hoặc bị kích ứng), có thể nôn mửa/tiêu chảy ở t.rẻ e.m.
Nếu các triệu chứng cúm được phát hiện sớm, thuốc kháng virus như Tamiflu có thể hữu ích. Thuốc này hoạt động tốt nhất khi được dùng trong 48 giờ đầu tiên từ khi bắt đầu có triệu chứng nhưng cần tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Tiêm vaccine cúm là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm và giảm thiểu các biến chứng.
Cảm lạnh
Đây là bệnh thông thường do virus gây ra và thường có các triệu chứng nhẹ như sốt, ho, đau họng, sổ mũi. Trẻ nhỏ thường mắc nhiều loại cảm lạnh này trước khi lên 2.
Lý do là trẻ vẫn cần xây dựng hệ miễn dịch chống lại nhiều loại virus cảm lạnh khác nhau. Bị cảm lạnh nhiều lần không có nghĩa là trẻ có hệ miễn dịch yếu, nó chỉ cho thấy trẻ đã gặp rất nhiều virus. Cảm lạnh thường kéo dài khoảng một tuần nhưng cũng lên đến 2 tuần.
RSV
Virus hợp bào hô hấp hay RSV là một loại virus phổ biến. Khi trẻ lớn hơn và người lớn nhiễm RSV, triệu chứng thường giống như cảm lạnh. Tuy nhiên, RSV có thể nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh.
Điều này là do nó có thể gây viêm tiểu phế quản, nơi chất nhầy tích tụ trong các đường dẫn khí nhỏ dẫn đến phổi và gây khó thở. Vì đường hô hấp của trẻ sơ sinh rất nhỏ, tình trạng sưng tấy ở đường hô hấp đó có thể đặc biệt nguy hiểm.
Các triệu chứng của RSV bao gồm: Ho, sổ mũi, sốt, tắc nghẽn đường hô hấp trên (nghẹt mũi và thở khò khè), thở nhanh. Ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu đời, RSV thậm chí có thể gây ra chứng ngưng thở, tức là ngừng thở không rõ nguyên nhân.
Các triệu chứng của RSV thường bắt đầu chậm trong 1-2 ngày đầu và trầm trọng hơn trong khoảng thời gian từ ngày 3 đến 7. RSV có thể kéo dài đến 2-3 tuần.
Để giúp giảm bớt các triệu chứng, cha mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi và thuốc nhỏ nước muối để loại bỏ dịch mũi, cho trẻ uống nhiều nước, sử dụng máy hóa hơi để giúp giữ ẩm không khí và thở dễ dàng hơn.
Virus RSV có thể gây biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Viêm tiểu phế quản
Theo Healthshots, tình trạng này liên quan đến viêm đường hô hấp nhỏ ở phổi, gây tích tụ chất nhầy và suy hô hấp. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho, sốt, sổ mũi và thở nhanh. Gần như tất cả t.rẻ e.m đều bị n.hiễm t.rùng này khi được 2 t.uổi và hầu hết đều hồi phục tự nhiên.
Khi trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ nên nhỏ nước muối vào mũi con thường xuyên. Ngoài ra, máy tạo độ ẩm phun sương mát có thể giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị nghẹt mũi.
Điều quan trọng là phải làm sạch và làm khô máy tạo độ ẩm để tránh nhiễm vi khuẩn hoặc nấm mốc trước khi sử dụng. Tuy nhiên, không nên sử dụng máy xông hơi nước nóng vì có nguy cơ gây bỏng ở t.rẻ e.m.
Viêm họng liên cầu khuẩn
Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra, thường phổ biến vào mùa thu, đông và đầu mùa xuân. Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ 5-15 t.uổi.
Các triệu chứng bao gồm sốt, đau họng, khó nuốt và đau đầu. Ho và chảy nước mũi thường không đi kèm với nó. Đôi khi có thể xảy ra phát ban đỏ. Bệnh có thể được điều trị dễ dàng và nhanh chóng bằng kháng sinh.
Nếu bạn nghi ngờ con mình bị viêm họng liên cầu khuẩn, việc điều trị sớm rất quan trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm họng liên cầu khuẩn có thể gây nhiều biến chứng tiềm ẩn như áp xe họng, áp xe sau họng và hiếm gặp là sốt thấp khớp.