Một số món ăn bổ dưỡng trị bệnh từ quả lê

Quả lê là loại trái cây rất phổ biến, không chỉ dùng để ăn trực tiếp mà còn có thể chế biến thành các món ăn bổ dưỡng có tác dụng thanh nhiệt, bổ phổi, giải khát, tốt cho người sốt nóng, đái tháo đường…

Vỏ quả lê thường khá mỏng, màu vàng nhạt hoặc hồng nhạt, hơi sần sùi và có các chấm nhỏ li ti màu nâu nhạt.

Hình dáng quả thon dài, phần bụng phình ra và thuôn dần về phần cuống, cũng có một số loại lê có hình tròn. Thịt lê màu trắng hoặc hơi ngả vàng, khá dày, mềm, giòn và có hương vị tươi mát, ngọt thanh.

Theo y học cổ truyền, quả lê có tính mát, quy vào 2 kinh phế và vị, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng huyết, sinh tân, hóa đàm, tiêu độc, nhuận tràng.

1. Phân loại lê

Hiện nay, quả lê thường có 3 loại chính như sau:

Quả lê đường: Hình dáng tương tự như quả trứng, màu vàng nhạt, hương vị ngọt thơm với phần thịt rất giòn. Mỗi quả có trọng lượng trung bình khoảng 200 – 250 gam.

Quả lê xanh: Vỏ quả bóng và mịn, có màu xanh đặc trưng, đôi khi pha lẫn một chút vàng kem và đỏ, hình dáng phía trên thuôn dài, phía dưới phình to. Mỗi quả có khối lượng trung bình khoảng 230 – 300 gam.

Quả lê nâu: Dáng quả lê nâu hơi tròn và dẹt, phần thịt quả khá thơm khi chín. Trung bình mỗi quả lê nâu nặng từ 200 – 300 gam.

mot so mon an bo duong tri benh tu qua le 73b 7081982

Các loại quả lê.

2. Tác dụng của quả lê

– Nguồn chất xơ dồi dào:Quả lê có hàm lượng chất xơ rất phong phú. Một quả lê cung cấp ít nhất 25% nhu cầu chất xơ hàng ngày của người trưởng thành. Pectin trong lê có tác dụng hấp thụ nước, loại bỏ chất thải và độc tố, làm giảm cholesterol.

Bên cạnh đó, quả lê cũng giúp ổn định đường huyết, cải thiện tình trạng đề kháng insulin, góp phần ngăn ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường bảo vệ và ngăn ngừa bệnh đái tháo đường týp 2 nhờ vào thành phần polyphenol.

– Bảo vệ xương khớp: Do quả lê chứa nhiều khoáng chất như canxi, magie, mangan, kali và vitamin K có lợi cho sự phát triển của xương nên lê được đ.ánh giá là có khả năng phòng ngừa loãng xương ở người lớn t.uổi, phụ nữ ở giai đoạn sau mãn kinh do Đây là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong quá trình hình thành, phát triển xương khỏe mạnh.

Tăng cường hệ miễn dịch : Với hàm lượng lớn các vitamin (C, B2, B3, B6, K) và khoáng chất (canxi, magie, mangan, đồng, folate), lê giúp tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể.

Quả lê chứa nhiều flavonoid và polyphenol, có tác dụng loại bỏ các gốc tự do. Ngoài ra, chất xơ trong lê giúp kết dính những axít mật thứ cấp.

mot so mon an bo duong tri benh tu qua le 2e0 7081982

Quả lê chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

3. Một số món ăn

– Si rô hạnh nhân nước ép lê:Món này có lợi cho người bệnh viêm phế quản cấp có biểu hiện ho khan ít đàm.

Nguyên liệu: Hạnh nhân 10g, lê 1 quả, đường phèn lượng thích hợp.

Cách chế biến: Hạnh nhân giã nát. Lê gọt vỏ, thái lát. Cho hạnh nhân và lê vào nồi, thêm nước nấu chín nhừ, thêm đường phèn vào, khuấy đều.

– Cháo bạch lê: Món ăn thích hợp dùng khi bị sốt nóng, kích ứng vật vã, khát nước, chán ăn.

Nguyên liệu: Lê 3 quả, gạo tẻ 100g.

Cách chế biến: Lê gọt vỏ, thái lát. Gạo vo sạch, nấu cháo. Cháo chín cho lê vào nấu tiếp, khuấy cho tan đều.

mot so mon an bo duong tri benh tu qua le ae6 7081982

Cháo bạch lê.

– Lê hầm rượu vang đỏ:Món ăn này giúp dưỡng họng, làm da săn chắc, mịn màng.

Nguyên liệu: Lê 2 quả, rượu vang đỏ 100ml, đường phèn 50g.

Cách chế biến: Lê gọt vỏ, bỏ phần lõi hạt, thái lát vừa phải. Cho lê vào nồi, đổ rượu vang đỏ và đường phèn vào đun lửa nhỏ khoảng 20 phút.

– Mứt lê:Có tác dụng thanh nhiệt, bổ phổi và giải khát rất tốt.

Nguyên liệu: Lê 3 quả, gừng 2 nhánh nhỏ, đường phèn 150g

Cách chế biến: Lê gọt vỏ, nạo thành sợi nhỏ, cho vào nồi nước cùng với gừng thái nhỏ và đường phèn, đun lửa lớn khoảng 20 phút. Khi nước cạn dần chuyển sang đun lửa nhỏ cho nước lê sánh đặc lại. Sau khi nguội bớt, đổ mứt vào hộp thủy tinh sạch đã khử trùng. Khi sử dụng, múc vài thìa pha với nước ấm và khuấy đều.

– Lê hầm mật:Món này dùng rất tốt cho người bị sốt nóng dài ngày, mất nước, khát nước, đái tháo đường, ho ra m.áu.

Nguyên liệu: Lê 1kg, mật ong vừa đủ.

Cách chế biến: Lê rửa sạch, bỏ hạt, thái lát, ninh nhừ, cho mật ong vào, đun thành dạng cao, đựng trong lọ. Mỗi lần uống 2-3 thìa nhỏ với nước, hoặc nhai ngậm.

mot so mon an bo duong tri benh tu qua le 81f 7081982

Lê hầm mật

4. Lưu ý khi sử dụng quả lê

– Quả lê kỵ rau dền: Ăn quả lê sau một bữa rau dền có thể gây nôn và rối loạn tiêu hóa.

– Quả lê kỵ thịt ngỗng: Lê khi dùng cùng với thịt ngỗng có thể khiến thận làm việc quá sức, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

– Quả lê kỵ củ cải trắng: Ceton đồng trong lê có thể phản ứng cùng axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp và bướu cổ.

Công dụng của đậu đũa

Đậu đũa là thức ăn mát bổ và có thể dùng như một vị thuốc. Đối với người mắc bệnh đái tháo đường, đậu đũa có tác dụng giảm triệu chứng khát nước và tiểu nhiều.

Ngoài ra, đậu đũa còn nhiều công dụng tốt cho sức khỏe…

Theo Đông y, bệnh đái tháo đường có thể do “nội nhân” (nguyên nhân bên trong) hoặc “ngoại nhân” (nguyên nhân bên ngoài) gây nên. Nội nhân, chủ yếu do bẩm sinh (âm hư). Ngoại nhân, có thể do thường nhật ăn quá nhiều các chất béo, ngọt; do tình chí uất ức; hoặc bị “nhiệt tà” xâm phạm cơ thể; nhiệt tà thiêu đốt âm dịch; âm dịch bị hao tổn dẫn tới “âm hư”, mà sinh ra bệnh.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, sử dụng các món ăn bài thuốc một cách hợp lý, có tác dụng rất tốt trong việc khống chế đái tháo đường. Với thể bệnh nhẹ, có thể điều trị bằng thức ăn, bệnh tình đã có thể cải thiện rõ rệt. Đối với thể bệnh nặng, tiến hành điều trị bằng thức ăn có thể giúp bệnh tình ổn định và tránh phải dùng thuốc quá nhiều.

cong dung cua dau dua e37 7031523

Đái tháo đường, bệnh lý nguy hiểm

1. Công dụng của đậu đũa

Theo Đông y, quả đậu đũa có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc; vào các kinh Túc thái âm Tỳ và Túc thiếu âm Thận; có tác dụng kiện Tỳ, bổ Thận, thanh nhiệt giải độc, lợi yết hầu… Thường dùng chữa tỳ vị hư nhược, bụng trướng tiêu chảy, nôn mửa, tiêu khát (đái tháo đường), thận hư di tinh, bạch trọc, tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ bị khi hư bạch đới…

Rễ cây đậu đũa có tác dụng kiện tỳ ích khí, tiêu thực, chữa bệnh trĩ, tiểu đục, mụn nhọt. Lá cũng có thể dùng chữa chứng tiểu tiện nhỏ giọt và đau buốt.

2. Cách dùng đậu đũa trong phòng chữa bệnh

– Hỗ trợ điều trị đái tháo đường:Đậu đũa để cả vỏ 150g tươi (hoặc 60g khô), luộc lên ăn đỗ và uống nước; ngày dùng 1 lần. Hoặc dùng đậu đũa tươi, chần qua nước sôi, trộn với gia vị làm món rau ăn trong bữa cơm.

– Chữa bụng trướng, khó tiêu: Đậu đũa non liền cả vỏ 150g, rửa sạch, chần qua nưới sôi, thái nhỏ, thêm dầu và gia vị cho hợp khẩu vị, dùng làm thức ăn trong bữa cơm.

Hoặc dùng đậu đũa non 20g, rửa kỹ bằng nước sạch, nhấm nháp từng ít một (nhai kỹ và nuốt dần) nhiều lần trong ngày.

cong dung cua dau dua 6be 7031523

Đậu đũa tốt cho người bệnh đái tháo đường

– Chữa di tinh do thận hư: Hạt đậu đũa 100g tươi (hoặc 30g khô), gạo tẻ 100g, táo tàu 8g; nấu thành cháo, trước mỗi bữa cơm ăn một bát.

– Chữa tiểu tiện ra m.áu (niệu huyết): Hạt đậu đũa khô nghiền thành bột mịn, ngày uống 3- 4 lần, mỗi lần 3g, chiêu thuốc bằng nước đã đun sôi hoặc bằng rượu.

– Chữa bí tiểu tiện, tiểu tiện nhỏ giọt: Lá cây đậu đũa 150g tươi, sắc với nước, chia nhiều lần uống trong ngày.

10 trái cây có chỉ số đường huyết thấp người bệnh đái tháo đường nên ăn

– Giảm đau lưng: Vỏ quả đậu đũa 100-120g, sắc nước uống trong ngày.

Chữa di tinh, bạch trọc ở nam giới (từ quy đầu có chất dịch trắng đục nhỏ ra từng giọt): Đậu đũa 100g, rau muống 100g, nấu với thịt lợn hoặc thịt gà, làm thức ăn trong bữa cơm hàng ngày; cũng có thể dùng đậu đũa 30g, sắc nước uống ngày 2 lần.

– Chữa suy dinh dưỡng, chán ăn, ăn uống không tiêu: Rễ cây đậu đũa 30g, nghiền thành bột mịn, hấp với trứng gà ăn hàng ngày.

Hoặc dùng bài: Rễ cây đậu đũa, lá mơ tam thể – mỗi thứ một nắm, nấu với thịt ăn hàng ngày.

– Chữa mồ hôi trộm: Hạt đậu đũa 60g, đường phèn 30g, sắc nước uống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *