Thường xuyên ợ nóng là biểu hiệu của bệnh gì?

Ợ nóng là cảm giác nóng rát ở ngực, phía sau xương ức hoặc vùng bụng trên, thường do sự trào ngược acid trong dạ dày lên thực quản, kèm theo vị đắng trong cổ họng hoặc miệng.

Triệu chứng ợ nóng thường xảy ra khi ăn quá nhiều, ăn tối muộn, trong khi cúi hoặc nằm xuống. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 90% nguyên nhân gây ợ nóng rát cổ là do bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, một số bệnh lý khác như viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày, sỏi mật, bệnh tim mạch,… cùng có thể gây ra triệu chứng ợ hơi nóng cổ.

Sau đây là các nguyên nhân gây ra tình trạng ợ nóng:

– Do thói quen ăn uống, sinh hoạt

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược acid gây hiện tượng ợ nóng:

– Do ăn nhiều chất béo, ăn quá no: Ăn quá no hoặc tiêu thụ nhiều chất béo khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, thức ăn ứ đọng lâu trong dạ dày dễ sinh khí, một phần hơi này sẽ bị đẩy ra ngoài qua đường thực quản. Khí này thường chứa acid dạ dày, khi đi qua thực quản và họng sẽ gây cảm giác nóng rát khó chịu.

thuong xuyen o nong la bieu hieu cua benh gi ebf 7079842

Ăn nhiều thức ăn cay nóng có thể gây ợ nóng.

– Do ăn đồ uống có gas, cồn, thức ăn cay nóng: Thực phẩm kích thích như thức uống có gas, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng, trà đặc, trà bạc hà,… có thể khiến dạ dày tiết acid nhiều hơn. Thêm vào đó tình trạng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là ở những người cơ vòng thực quản giãn, khí hơi cùng acid dư thừa dễ dàng bị đẩy lên thực quản gây ợ nóng rát cổ họng.

– Do tác dụng phụ của thuốc

Nếu mắc các bệnh lý cần điều trị bằng thuốc thì có thể bị ợ nóng. Ví dụ nhóm thuốc điều trị như Glucocorticoid, thuốc chống viêm nhóm NSAID có thể làm mỏng dịch nhầy dạ dày, tạo điều kiện cho acid dịch vị tiếp xúc niêm mạc dạ dày, kích thích hệ thần kinh chi phối co bóp dạ dày. Khi dạ dày bị rối loạn co bóp dễ khiến thức ăn và acid trào ngược lên thực quản, người bệnh sẽ triệu chứng ợ nóng, ho, rát họng,…

Ngoài ra, ợ nóng còn là biểu hiện của một số bệnh như:

– Bệnh viêm loét dạ dày

Nếu mắc viêm loét dạ dày sẽ khiến hoạt động tiêu hóa thức ăn bị suy giảm, làm tăng tiết acid dạ dày bất thường, thần kinh bị kích thích làm rối loạn nhu động co bóp dạ dày, dẫn đến hiện tượng trào ngược, gây ra triệu chứng ợ nóng liên tục.

thuong xuyen o nong la bieu hieu cua benh gi 8f9 7079842

Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là nguyên nhân gây ợ nóng.

– Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

Khi mắc trào ngược dạ dày – thực quản gây ra bởi sự kết hợp của yếu tố như: Dạ dày tăng tiết acid dịch vị bất thường, chức năng co thắt thực quản dưới bị suy giảm và rối loạn nhu động dạ dày. Khi đó, dịch vị dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, khiến người bệnh gặp triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đau rát thượng vị…

– Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới

Nếu mắc rối loạn chức năng cơ thắt thực quản thì cơ thắt thực quản dưới yếu hoặc mất trương lực sẽ không đóng lại hoàn toàn sau khi thức ăn vào dạ dày, khiến acid dạ dày có thể trào ngược lên thực quản gây ợ nóng.

– Rối loạn nhu động ruột

Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn được di chuyển qua đường tiêu hóa nhờ các cơn co thắt nhịp nhàng gọi là nhu động ruột. Khi bị rối loạn nhu động ruột, những cơn co thắt này sẽ diễn ra bất thường. Lúc này, thức ăn ở dạ dày không đổ xuống ruột non nhanh như bình thường. Sự kết hợp của các yếu tố như: thức ăn tồn, sự gia tăng áp lực trong dạ dày do chậm làm rỗng sẽ làm tăng acid dạ dày trào ngược lên thực quản.

– Bệnh mạch vành

Nếu mắc bệnh mạch vành, khi người bệnh bị đau ngực do bệnh lý tim mạch, các xung động thần kinh trở nên nhạy cảm, dễ bị kích thích khiến quá trình tiêu hóa ở dạ dày bị rối loạn, acid dịch vị bị đẩy lên thực quản, khiến bệnh nhân thường xuyên gặp ợ nóng cổ họng.

– Ung thư dạ dày

Nếu mắc ung thư dạ dày khi đó dạ dày không thể làm tốt chức năng tiêu hóa, dẫn tới người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như: ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, chướng hơi…

Ngoài ra, ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây ra tình trạng ợ nóng. Theo nghiên cứu, tình trạng ợ nóng xuất hiện ở khoảng 80% phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố kết hợp với việc gia tăng áp lực lên vùng bụng do thai nhi ngày càng phát triển. Khi lượng hormone progesterone tăng cao làm giảm trương lực cơ của cơ thắt thực quản dưới và làm chậm nhu động dạ dày, khiến thức ăn bị ứ đọng, sinh hơi và thoát ra đường miệng kèm theo acid dịch vị, dẫn đến triệu chứng ợ nóng khi mang thai.

Tóm lại: Ợ nóng là vấn đề hay gặp, nếu do các nguyên nhân thói quen ăn uống, sinh hoạt thì cần điều chỉnh từ đó sẽ giảm được các triệu chứng khó chịu. Người bệnh cần tránh mặc quần áo bó sát, gây áp lực lên bụng và cơ thắt thực quản dưới. Tránh các loại thực phẩm dễ gây ra chứng ợ nóng như: thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chiên rán, trái cây có hàm lượng acid cao như cam, quýt, chanh,…

Cần tránh nằm ngay sau khi ăn, hoạt động nhẹ nhàng hoặc ngồi nghỉ sau khi ăn. Tránh ăn muộn, ăn khuya, ăn trước khi đi ngủ. Kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh thừa cân sẽ gây áp lực lên ổ bụng, đẩy dạ dày lên và khiến trào ngược lên thực quản. Đối với các trường hợp không đỡ và kéo dài cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Ho do trào ngược dạ dày thực quản dùng thuốc gì?

Mặc dù ho không phải là dấu hiệu điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nhưng có đến 25% trường hợp bị ho mạn tính do bệnh lý này.

Việc điều trị cần phải phối hợp dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn…

1. Vì sao trào ngược dạ dày thực quản lại gây ho?

Ho do trào ngược dạ dày thực quản có thể do 2 cơ chế:

– Phản xạ ho của cơ thể nhằm bảo vệ đường thở khi có sự gia tăng acid từ dạ dày đi lên thực quản.

– Khi dịch trào ngược di chuyển lên trên và ra khỏi thực quản, những giọt nhỏ acid dạ dày rơi vào cổ họng và gây kích thích ho.

Ngoài ho, khi acid từ dạ dày trào ngược lên còn tiếp xúc với dây thanh âm và cổ họng, cảm giác có gì đó bị mắc kẹt trong cổ họng, thậm chí còn gây viêm nhiễm, dẫn đến các triệu chứng như khàn tiếng, viêm họng, viêm amidal kéo dài…

Như vậy tình trạng ho do trào ngược dạ dày thực quản là khi acid dạ dày, thức ăn, men tiêu hoá… trào ngược lên thực quản. Ho là phản ứng của cơ thể để bảo vệ các cơ quan khác tránh bị tổn thương.

ho do trao nguoc da day thuc quan dung thuoc gi 3e2 7043318

Triệu chứng ho do trào ngược dạ dày thực quản gây khó chịu cho bệnh nhân.

2. Điều trị ho do trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc nào?

Ho chỉ là một phản ứng nhằm bảo vệ cơ thể, do đó để điều trị dứt điểm ho thì cần phải điều trị nguyên nhân gây ho.

Một số loại thuốc điều trị:

– T huốc ức chế bơm proton (PPI): Các thuốc PPI bao gồm omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazol, esomeprazol… có tác dụng ức chế tiết acid mạnh, nên các triệu chứng lâm sàng có thể hết ngay từ những ngày đầu dùng thuốc.

Để tối ưu hóa điều trị ức chế bài tiết acid, có thể lựa chọn kết hợp với các thuốc khác như: alginate, kháng histamin, thuốc điều hòa vận động, thuốc điều hòa thần kinh…

Việc điều trị với thuốc ức chế bơm proton đạt thành công nhất, trong đó có khoảng nửa số bệnh nhân có thể duy trì sự thành công chỉ cần điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton cách ngày hoặc dùng một loại kháng thụ thể H2.

Việc dùng PPI cần phải tuân thủ tốt về điều trị mới đạt hiệu quả cao, bao gồm thời gian uống thuốc và cách uống thuốc để đạt tối ưu hóa việc ức chế acid. Theo đó, PPI nên dùng trước bữa ăn sáng từ 30-60 phút để ức chế tối đa bơm proton.

– T huốc trung hoà acid: Bao gồm antacid, alginate-antacid, thường được dùng phối hợp với PPI làm giảm nhanh triệu chứng trào ngược. Thuốc cũng có thể dùng đơn độc với trường hợp trào ngược dạ dày thực quản nhẹ.

– T huốc kháng thụ thể H2 : Cimetidin, ranitidin, nizatidin, famotidin… Tùy trường hợp có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với PPI và thuốc trung hòa acid. Thuốc nên dùng trước khi ngủ nếu có trào ngược về đêm.

– Nhóm thuốc điều hoà vận động : Điển hình là các thuốc uống như metoclopropramide, domperidone. Trong đó metoclopramid làm gia tăng vận động, thúc đẩy mở môn vị, dẫn đến làm vơi dạ dày từ đó làm giảm trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ và tăng trương lực ngoại tháp.

Domperidon có tác dụng làm tăng áp lực cơ vòng đoạn dưới thực quản do đó làm vơi dạ dày dẫn đến làm giảm trào ngược. Thuốc chống chỉ định với c.hảy m.áu dạ dày ruột, tắc ruột, nguy cơ thủng ở ống tiêu hoá.

Thuốc điều hòa vận động chỉ nên dùng ở một số trường hợp bệnh nhân đặc biệt, không khuyến cáo dùng rộng rãi do có thể gây tác dụng phụ trên tim mạch.

3. Người bệnh bị ho do trào ngược dạ dày cần phải làm gì?

– Ngoài việc dùng thuốc người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp giảm ho do trào ngược dạ dày.

– Hạn chế ăn các đồ chế biến sẵn, đồ ăn cay, chua, nóng, nhiều dầu mỡ. Ngừng việc sử dụng các loại đồ uống như rượu bia, đồ uống có gas, trà đặc, cà phê, socola, t.huốc l.á, vì sẽ gây kích thích tiết nhiều acid tại dạ dày…

– Bổ sung các thực phẩm tốt cho tiêu hoá như rau, trái cây, ngũ cốc, đồ ăn luộc, hấp… Cần chia nhỏ bữa ăn, có thể chia thành 4-5 bữa/ngày. Nên ăn chậm, nhai kỹ để tránh áp lực lên dạ dày cũng như giảm áp lực lên thực quản. Nên ăn thức ăn đặc, khô. Sau khi ăn không nên nằm ngay mà cần ngồi ở tư thế cúi ra phía trước

– Luôn nằm ngủ ở tư thế đầu dốc cao.

– Có biện pháp sắp xếp thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng quá độ trong thời gian dài.

– Duy trì tập thể dục vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày nhưng không nên vận động quá mạnh.

– Không được dùng một số thuốc làm giảm trương lực cơ vòng dưới thực quản như: Estrogen, progesteron, anticholinergic, barbituric, thuốc ức chế calci, diazepam, theophylin… Chỉ phẫu thuật khi điều trị nội khoa không khỏi và khi có biến chứng nặng nề

– Không tự ý mua thuốc điều trị ho về dùng. Tất cả các loại thuốc đều cần phải dùng theo chỉ định của bác sĩ, bởi mỗi người bệnh có tình trạng bệnh lý cụ thể khác nhau. Nếu tự ý uống thuốc điều trị triệu chứng hoặc uống thuốc theo đơn của người khác thì có thể gây hại và gặp các biến chứng nguy hiểm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *