Rối loạn t.iền đình bao lâu thì khỏi?

Rối loạn t.iền đình là tình trạng cơ thể bị mất cân bằng về tư thế nên có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, ù tai, hoa mắt.

Bệnh ngày càng trở nên phổ biến, ước tính có khoảng 35% người trên 40 t.uổi ghi nhận tình trạng rối loạn t.iền đình, hiện nay con số này đang có xu hướng trẻ hóa.

Rối loạn t.iền đình gặp nhiều hơn ở nữ giới, những người làm việc hoặc sinh sống ở môi trường tiếng ồn lớn, căng thẳng, ít vận động hoặc thời tiết khó chịu khi chuyển mùa…

Rối loạn t.iền đình có mấy loại?

Rối loạn t.iền đình có 2 loại gồm:

– Rối loạn t.iền đình ngoại biên

Đây là tình trạng được gây ra do tổn thương tai trong, dây thần kinh t.iền đình hoặc có bệnh lý tắc mạch m.áu vùng sau cổ. Khi ấy, người bệnh sẽ thường bị chóng mặt khi thay đổi tư thế nhưng vẫn khá tỉnh táo khi di chuyển.

– Rối loạn t.iền đình trung ương

Lý do của hội chứng này là bởi nhân t.iền đình, đường dây liên hệ của nhân dây t.iền đình tiểu não và thân não bị thương. Người bệnh thường cảm thấy sa sầm mặt mày, khó đi lại hoặc choáng váng khi tư thế thay đổi…

roi loan tien dinh bao lau thi khoi ca7 7074219

Rối loạn t.iền đình càng trở nên phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa.

Nguyên nhân gây rối loạn t.iền đình

Hiện chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây rối loạn t.iền đình là gì nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm vi khuẩn hoặc virus ở tai; rối loạn tuần hoàn m.áu tác động đến não hoặc tai; chấn thương ở đầu chính là tác nhân gây nên hội chứng này.

Ngoài ra, những yếu tố sau cũng được xem là tăng nguy cơ gây bệnh:

– T.uổi tác: Người cao t.uổi thường dễ mắc cảm giác mất thăng bằng hoặc các bệnh lý gây ra hiện tượng chóng mặt.

– T.iền sử bị chóng mặt: Những ai trước đây từng bị chóng mặt thì cũng có nhiều khả năng tương lai sẽ tái diễn tình trạng này.

Dấu hiệu đặc trưng của rối loạn t.iền đình

Khi mắc rối loạn t.iền đình người bệnh thường mất thăng bằng nên khó khăn khi đi lại, luôn cảm thấy lâng lâng, muốn di chuyển được phải bám víu vào người hoặc vật khác mới được. Nguyên nhân gây nên tình trạng ấy là do sự tắc nghẽn tiểu não, toàn bộ t.iền đình, mắt và ngoại tháp mà ra.

Người bệnh cảm thấy như bị chao đảo, quay cuồng, khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống, thậm chí có người không thể đứng lên được. Lý do gây nên điều này là dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương hoặc hệ thần kinh của não bộ bị chèn ép. Đa phần các trường hợp sau khi được nghỉ ngơi thì các dấu hiệu trên cũng chấm dứt.

Người bệnh mất ngủ, mất ý thức, ngất xỉu do lượng m.áu lưu thông lên não bị suy giảm, rối loạn chức năng tim, huyết áp tụt. Các triệu chứng này càng kéo dài càng khiến người bệnh bị mất ý thức.

roi loan tien dinh bao lau thi khoi 690 7074219

Khó tập trung, hiệu quả công việc giảm sút do rối loạn t.iền đình.

Rối loạn t.iền đình có đáng lo không?

Về cơ bản, rối loạn t.iền đình không gây ra nguy hiểm cho tính mạng nhưng khi không được điều trị kịp thời, nó lại là nguyên nhân tác động đến diễn tiến của nhiều bệnh lý khác. Điển hình trong đó có thể kể đến như:

– Do rối loạn t.iền đình mà việc đi lại hàng ngày gặp nhiều khó khăn, cơ thể mệt mỏi khiến cho sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng. Không những thế, người bệnh cũng vì điều này mà lười vận động từ đó dễ mắc các bệnh lý khác.

– Xuất hiện thường xuyên các cơn đau đầu gây cản trở đến khả năng tập trung khi làm việc, hệ lụy là số lượng và chất lượng công việc bị suy giảm.

– Dễ nảy sinh tâm lý bực tức, nóng giận với những người xung quanh.

– Gặp tai nạn khi tham gia giao thông.

– Tăng nguy cơ biến chứng mất thính lực.

Cần làm gì khi bị rối loạn t.iền đình?

Khi các triệu chứng của bệnh kể trên lặp đi lặp lại nhiều lần, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.

Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống có thể hạn chế hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh rối loạn t.iền đình ngay tại nhà như: Khi xuất hiện chóng mặt cần nằm xuống và hít thở đều, có thể nhắm mắt lại để giảm kích thích của ánh sáng. Hạn chế đọc sách, sử dụng điện thoại hay làm việc trên máy tính khi đang di chuyển bằng xe ôtô, xe buýt hoặc tàu lửa.

Cần mang theo kính mát và đội mũ nếu tình trạng rối loạn t.iền đình xuất phát từ nguyên nhân nhạy cảm với ánh sáng.

Tăng cường vận động thể dục thể thao nhằm tăng cường lưu thông tuần hoàn não, thận trọng các động tác vận động quá sức, các tác động vùng đầu cổ. Tìm cách hạn chế căng thẳng trong sinh hoạt và lao động. Có thể xen kẽ các khoảng thời gian nghỉ ngắn đồng thời có sự sắp xếp và phân bổ công việc để tránh bị quá tải.

Ngoài ra, cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho hệ tim mạch cũng như bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế mỡ động vật cũng là một yếu tố rất quan trọng.

Uống đủ nước mỗi ngày, một người nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước/ngày để cung cấp đủ nước cho các quá trình trao đổi chất và các hoạt động của cơ thể được diễn ra hiệu quả. Hạn chế tối thiểu rượu, bia, t.huốc l.á, cà phê và các chất kích thích có hại.

Cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và can thiệp kịp thời ngay khi thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh rối loạn chức năng t.iền đình, để giúp phòng ngừa những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não.

3 tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc trị rối loạn t.iền đình

Người bệnh rối loạn t.iền đình cần tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa tái phát.

Tuy nhiên, một số thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ. Vậy người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc rối loạn t.iền đình?

Theo BS. Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt – Nga, Bộ Quốc Phòng, rối loạn t.iền đình là tình trạng do tổn thương liên quan đến hệ thống t.iền đình gây ra. Các biểu hiện thường gặp của rối loạn t.iền đình bao gồm mất thăng bằng, đi không vững, cảm giác chóng mặt, yếu mệt, kém tập trung, mắt mờ, buồn nôn, nôn…

Rối loạn t.iền đình có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, nhưng t.uổi càng cao thì tỷ lệ mắc phải hội chứng này càng tăng. Để điều trị rối loạn t.iền đình, người bệnh cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó mới có phương pháp chữa trị phù hợp nhằm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và tránh tái phát.

Dưới đây là một số tác dụng phụ phổ biến của thuốc điều trị rối loạn t.iền đình mà người bệnh cần lưu ý:

1. Phản ứng dị ứng sau khi dùng thuốc trị rối loạn t.iền đình

Các phản ứng dị ứng thường gặp sau khi dùng thuốc có thể kể đến như ngứa, mẩn, phát ban, nổi mề đay…

Ví dụ, thuốc acetylleucin là thuốc giúp giảm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Khi sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như phát ban (đôi khi có kèm theo ngứa) và nổi mề đay.

Thuốc betahistin có tác dụng làm tăng lượng m.áu đến tai trong bằng cách giãn các cơ t.iền mao mạch, làm giảm tính thấm với các mao mạch vùng tai trong, đồng thời làm tăng lượng m.áu cung cấp cho não nói chung, nhờ đó giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn t.iền đình. Người bệnh sử dụng thuốc này cũng có thể gặp những biểu hiện dị ứng như nổi mề đay, ngứa, rối loạn tiêu hóa… Không những thế, betahistin còn có thể gây tác dụng phụ đau dạ dày, do đó được khuyến cáo sử dụng sau khi ăn no để tránh các vấn đề liên quan tới dạ dày.

Khi gặp phải các phản ứng dị ứng nghi ngờ do thuốc, người bệnh cần ngừng uống thuốc và báo ngay cho bác sĩ. Các phản ứng như mẩn, ngứa, phát ban, nổi mề đay là những dấu hiệu dị ứng ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan và không tự ý dùng thuốc chống dị ứng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

3 tac dung phu can luu y cua thuoc tri roi loan tien dinh 7a5 7067818

Nếu nghi ngờ bị dị ứng thuốc, cần ngừng uống thuốc và báo cho bác sĩ, người bệnh không tự ý dùng thuốc chống dị ứng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

2. Gây buồn ngủ

BS. Nguyễn Huy Hoàng cho biết, các thuốc kháng histamin thế hệ 1 bao gồm các thuốc như dimenhydrinate hoặc promethazin… có tác dụng cải thiện tình trạng buồn nôn, chóng mặt, do đó thường được chỉ định trong phác đồ điều trị rối loạn t.iền đình. Tuy nhiên, tác dụng điển hình nhất của nhóm này là gây buồn ngủ, khiến người bệnh cảm thấy lơ mơ, ngủ gà…

Ngoài ra, các thuốc ức chế canxi như cinnarizin (stugeron), flunarizine (sibelium) có tác dụng phòng ngừa và điều trị triệu chứng chóng mặt do rối loạn t.iền đình, giúp giảm đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não… cũng gây cảm giác buồn ngủ cho người sử dụng.

Các t.huốc a.n t.hần như diazepam, clonazepam, bromazepam, lorazepam… cũng được sử dụng trong một số trường hợp rối loạn t.iền đình. Một trong số tác dụng phụ của nhóm này là gây buồn ngủ, lờ đờ, khả năng phối hợp kém…

Do tác dụng phụ gây buồn ngủ nên người bệnh tránh điều khiển phương tiện giao thông và vận hành máy móc sau khi dùng những loại thuốc này.

3. Nghiện thuốc, phản tác dụng

Đối với nhóm t.huốc a.n t.hần như diazepam, clonazepam, bromazepam, lorazepam… nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra tình trạng nghiện thuốc và phản tác dụng. Chính bởi vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ.

Thuốc có thể gây lệ thuộc sau khi sử dụng thuốc trong vòng ít nhất một tháng, ngay cả với liều lượng đã được quy định. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu lệ thuộc thuốc, người bệnh không nên ngừng thuốc đột ngột mà cần giảm liều từ từ theo hướng dẫn của bác sĩ.

3 tac dung phu can luu y cua thuoc tri roi loan tien dinh 016 7067818

Để dùng thuốc điều trị rối loạn t.iền đình một cách an toàn, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *