Răng bị ê buốt phải làm sao?

Ê buốt răng (hay còn gọi răng nhạy cảm) là hiện tượng phổ biến, biểu hiện bởi các triệu chứng chân răng bị ê buốt.

Tình trạng này có thể dễ dàng được nhận biết khi ăn uống những đồ quá nóng, quá lạnh hoặc hít thở trong điều kiện không khí nhiệt độ thấp.

Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt

Như chúng ta thấy bình thường, răng sẽ có một lớp men bao bọc và bảo vệ ngà răng. Nếu lớp men răng này bị hỏng, ngà răng sẽ tiếp xúc trực tiếp với những thực phẩm khi ăn uống, từ đó khiến răng nhạy cảm hơn và người bệnh phải đối mặt với tình trạng đau buốt, răng lung lay.

Một số nguyên nhân cụ thể khiến răng trở nên ngày càng nhạy cảm và dễ đau buốt có thể kể đến như:

– Do sâu răng

Sâu răng là bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng ê buốt răng. Vi khuẩn tồn tại ở những mảng bám theo thời gian sẽ làm bào mòn, làm hỏng men răng, lâu dài sẽ lây dần sang ngà răng và tủy răng. Vì thế mà khi bạn ăn uống thức ăn có tính acid hoặc nhiệt độ nóng – lạnh sẽ cảm thấy ê buốt.

rang bi e buot phai lam sao 7e1 7075333

Sâu răng là bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng ê buốt răng.

– Do viêm lợi

Viêm lợi là tình trạng lợi bị tổn thương, thậm chí bị teo lại làm lộ cổ chân răng. Lúc này răng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt khi vệ sinh răng miệng, khiến bạn ăn uống khó khăn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe toàn thân.

– Do viêm tủy răng

Viêm tủy là bệnh lý mà phần mô tủy bên trong bị vi khuẩn xâm nhập do răng bị sâu, nứt vỡ, n.hiễm t.rùng,… Với bệnh lý này thì tình trạng ê buốt có thể trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí không có những tác nhân gây kích thích thì vẫn sẽ cảm thấy ê buốt, đau nhức lên đến tận óc.

– Do chải răng sai cách

Thông thường các bác sĩ sẽ khuyến cáo chải răng tối thiểu 2 lần/ngày để bảo vệ răng. Và chải răng đúng cách cùng với bàn chải mềm. Tuy vậy, nhiều người chỉ đ.ánh răng qua loa cho xong nên chưa làm sạch răng miệng hoàn toàn hoặc một số người khác lại đ.ánh răng quá kỹ, quá mạnh, dùng bàn chải cứng nên khiến cho lớp men răng bị bào mòn và răng trở nên nhạy cảm hơn.

– Do chế độ ăn uống nhiều acid

Nhiều người thích ăn đồ chua nhất là các thực phẩm chứa nhiều acid như chanh chua, dưa chua và các loại thức ăn chua khác cũng như uống nước ngọt có gas có thể làm mài mòn men răng, p.hân h.ủy bề mặt răng, dẫn tới lộ ngà là nguyên nhân ê buốt răng.

Việc sử dụng nước súc miệng có tác dụng sát khuẩn, giúp hơi thở thơm tho hơn nhưng đối với những trường hợp men răng đã bị hỏng thì đây lại là một con dao hai lưỡi vì có chứa acid… cũng có thể dẫn đến tình trạng ê buốt răng.

– Do thói quen nghiến răng

Nhiều người mắc thói quen nghiến răng khi ngủ điều này có thể dẫn đến mòn răng. Lâu dần, ảnh hưởng đến men răng và làm cho răng trở nên ngày càng nhạy cảm hơn.

– Do tẩy trắng răng hoặc các thủ thuật nha khoa khác

Nhiều người tìm mọi cách để răng trắng nên đã sử dụng các biện pháp tẩy trắng răng tại nhà, tẩy trắng răng theo mách bảo hoặc đến các cơ sở không đảm bảo kỹ thuật khiến cho răng bị tổn thương gây ê buốt răng.

Trên thực tế các việc thực hiện tẩy trắng răng và làm các thủ thuật nha khoa tại những cơ sở chất lượng kém có thể làm tổn thương răng, khiến ê buốt răng. Do đó, trước khi thực hiện bất kỳ một thủ thuật nha khoa nào thì bạn cũng nên lựa chọn bác sĩ, cơ sở uy tín để thăm khám trước. Đồng thời, trong quá trình thực hiện thì cần tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ đưa ra.

rang bi e buot phai lam sao 674 7075333

Lưu ý khi sử dụng đồ uống có ga vì sẽ làm cho răng nhạy cảm hơn.

Răng bị ê buốt chữa thế nào?

Để giảm ê buốt răng nên súc miệng bằng nước muối bởi thành phần kháng viêm, kháng khuẩn. Bên cạnh việc đ.ánh răng hàng ngày, hãy kết hợp súc miệng bằng nước muối 2-3 lần/ngày và thực hiện đều đặn khoảng 2 tuần sẽ thấy tình trạng ê buốt thuyên giảm đáng kể.

Tốt nhất nên vệ sinh răng miệng với nước ấm 30-40 độ C, để hạn chế ê buốt răng. Cần sử dụng bàn chải có lông mềm, chải răng ở góc 45 độ với đường nướu theo chiều dọc nhẹ nhàng, giúp giữ được men răng luôn sạch và khỏe mạnh. Ngoài ra, sau mỗi bữa ăn, bạn có thể dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám thức ăn thừa.

Nếu tình trạng ê buốt không đỡ người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ tìm ra phương án điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mỗi người.

Có thể bác sĩ sẽ lấy cao răng, vệ sinh sạch sẽ và chỉ định dùng thuốc kháng sinh chống viêm để điều trị dứt điểm viêm nướu.

Với những trường hợp sâu răng, mòn men răng, nứt răng,… cần thực hiện trám răng để phục hồi men răng, loại bỏ ê buốt. Nếu trường hợp răng sâu đến tủy thì cần phải điều trị tủy thì mới giảm được tình trạng ê buốt và bảo tồn răng thật. Sau khi điều trị tủy, người bệnh có thể trám răng hoặc bọc sứ để bảo vệ răng được tốt nhất.

Vì sao trời lạnh dễ gây ê buốt răng?

Răng là một trong những bộ phận tiếp xúc đầu tiên với thức ăn, có tác dụng nghiền nát chúng nên đóng vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, răng nhạy cảm với nhiệt độ, không chỉ món lạnh mà khí hậu lạnh cũng có thể gây ê buốt răng.

Khi cắn phải thức ăn quá lạnh, chẳng hạn như kem, thì răng sẽ xuất hiện cảm giác ê buốt. Tình trạng răng nhạy cảm này chỉ kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

vi sao troi lanh de gay e buot rang 61b 7046599

Thời tiết lạnh có thể gây những vết nứt siêu nhỏ trên men răng và gây ê buốt . SHUTTERSTOCK

Răng nhạy cảm xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Độ t.uổi thường bị răng nhạy cảm nhất là từ 20 đến 40 t.uổi. Những nguyên nhân thường gặp có thể dẫn đến răng nhạy cảm là đ.ánh răng quá mạnh, hao mòn răng, nghiến răng hoặc bệnh về nướu.

Trên thực tế, răng được cấu tạo từ nhiều phần khác nhau. Lớp ngoài cùng là men răng, có tác dụng chống lại nhiệt độ lạnh và nóng từ bên ngoài. Chính nhờ lớp men bảo vệ mà răng chúng ra có thể nhai, cắn, nghiền nát thức ăn mà không cảm thấy đau nhức hay khó chịu.

Men răng thực sự là lớp vỏ bao bọc cứng nhất trên cơ thể người. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, men răng sẽ bị hao mòn. Tình trạng này làm lộ ngà răng. Ngà răng là phần nhạy cảm của răng và có màu vàng nhạt. Đây cũng là lớp bảo vệ ống tủy răng, nơi chứa dây thần kinh và mạch m.áu.

Men răng dù rất cứng nhưng có thể dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân trong miệng. Chẳng hạn, men răng có thể bị mòn nếu uống quá nhiều nước ngọt hoặc nước ép trái cây có tính a xít cao. Các món chua, kẹo cũng là thủ phạm làm mòn men răng.

Không chỉ chế độ ăn uống mà một số loại bệnh cũng tác động xấu đến men răng. Chẳng hạn, bệnh trào ngược a xít dạ dày khiến a xít từ dạ dày trào ngược lên miệng và tiếp xúc, gây hư hại men răng.

Với thời tiết lạnh, đặc biệt là vào những tháng cuối năm, men răng sẽ giãn ra hoặc co lại và ảnh hưởng đến răng. Cụ thể, khi răng trong miệng sẽ giãn ra do tiếp xúc với nước bọt và hơi ấm cơ thể. Nhưng khi hít thở hay nói chuyện, răng sẽ tiếp xúc với không khí lạnh và bị co lại.

Sự giãn nở và co lại đột ngột như vậy có thể gây ra các vết nứt nhỏ trên men răng, dẫn đến cảm giác ê buốt. Tình trạng này đặc biệt rõ ở những chiếc răng đã trám. Ngoài ra, thời tiết lạnh cũng làm dây thần kinh trong răng nhạy cảm hơn và dẫn đến ê buốt.

Để ngăn ngừa ê buốt, mọi người nên giữ ẩm phần miệng bằng khăn choàng khi ra ngoài. Đ.ánh răng bằng kem có fluoride sẽ giúp bảo vệ men răng và giảm ê buốt do không khí lạnh, theo Healthline.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *