Phẫu thuật nội soi một lần điều trị ung thư đại tràng di căn gan

Bệnh viện Bạch Mai đã phẫu thuật thành công nhiều trường hợp ung thư đại trực tràng di căn gan bằng phương pháp cắt cả đoạn đại trực tràng và phần gan bị di căn chỉ trong một lần phẫu thuật nội soi hoàn toàn.

Theo các bác sĩ của Trung tâm Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, trường hợp được phẫu thuật một lần gần đây nhất là nam Nguyễn Đức H. (51 t.uổi), được chẩn đoán ung thư trực tràng di căn gan. Kết quả sinh thiết khối u trực tràng là ung thư biểu mô tuyến, không có đột biến gen.

Thông qua hội chẩn đa chuyên khoa, bệnh nhân được hóa trị trước phẫu thuật theo phác đồ hóa chất kết hợp điều trị đích và đ.ánh giá lại sau 5 chu kỳ. Kết quả cho thấy bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị, khối u giảm kích thước.

Bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt trực tràng, và toàn bộ mạc treo trực tràng qua đường h.ậu m.ôn, kèm cắt u gan hạ phân thùy 6. Sau mổ 7 ngày, bệnh nhân được ra viện.

phau thuat noi soi mot lan dieu tri ung thu dai trang di can gan 69a 7075355

Một ca phẫu thuật đại tràng tại Bệnh viện Bạch Mai.

Trường hợp thứ hai là nam bệnh nhân Triệu Xuân L. (69 t.uổi), được chẩn đoán ung thư đại tràng góc lách đại tràng Sigma (u đại tràng 2 vị trí) di căn gan. Kết quả sinh thiết khối u đại tràng là ung thư biểu mô tuyến.

Bệnh nhân cũng được điều trị hóa chất kết hợp với thuốc đích. Đ.ánh giá lại sau 2 chu kỳ cho thấy bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị, khối u giảm kích thước. Bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt đại tràng trái (cắt đoạn đại tràng có 2 khối u), kèm cắt gan hạ phân thùy 6.

Việc phẫu thuật nội soi có thể áp dụng với cả 3 vị trí tổn thương (2 u nguyên phát tại đại tràng và u thứ phát tại gan) chỉ trong 1 lần mổ, giúp tối ưu so với mổ mở với đường mổ có thể rất dài, giúp bệnh nhân giảm đau đớn, phục hồi nhanh sau mổ.

Theo BS Nguyễn Ngọc Hùng, Trung tâm Phẫu thuật tiêu hóa, ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ 3 trên thế giới với khoảng 2 triệu ca mắc mới mỗi năm. Tại Việt Nam, đây là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở nam giới sau ung thư gan, phổi và dạ dày; phổ biến thứ 3 ở nữ giới sau ung thư vú và phổi.

Số lượng mắc mới năm 2020 là 16.426 ca và số t.ử v.ong do ung thư đại trực tràng là 8.203 trường hợp.

Theo thống kê, gan là vị trí di căn phổ biến nhất ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng với khoảng 25-30% các trường hợp. Sự xuất hiện di căn gan trong quá trình tiến triển của ung thư đại trực tràng là một yếu tố tiên lượng xấu và là nguyên nhân chính gây t.ử v.ong. Nếu không điều trị thì thời gian sống trung bình kể từ khi phát hiện di căn gan chỉ là 9 tháng.

Cắt bỏ gan có thể được thực hiện bằng nội soi hoặc mở, cùng lúc hoặc không cùng lúc với phẫu thuật cắt đại trực tràng ở những bệnh nhân được chọn. Đối với những bệnh nhân không thể cắt bỏ, các lựa chọn điều trị bao gồm hóa trị toàn thân, điều trị đích, truyền hóa chất động mạch gan, nút mạch hóa chất, đốt sóng cao tần, hoặc xạ trị trong chọn lọc, xạ trị lập thể định vị thân, góp phần cải thiện khả năng sống sót và có thể chuyển giai đoạn từ ban đầu không thể cắt bỏ thành có thể phẫu thuật.

Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật nội soi trong một lần để điều trị hoàn toàn ung thư đại tràng di căn gan đã mang lại rất nhiều hy vọng sống cho người bệnh.

Phẫu thuật nội soi thành công ca cực kỳ hiếm gặp: ‘Phổi trong phổi’

BS Khoa Ngoại lồng ngực – BV Đà Nẵng vừa phẫu thuật nội soi cắt một phần thùy dưới phổi trái cho bệnh nhân bị phổi biệt lập trong phổi với kích thước lớn và hiếm gặp.

Bà Võ Thị T. (58 t.uổi, ở huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) đi khám và tình cờ phát hiện khối tổn thương ở thùy dưới phổi trái.

Qua thăm khám và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, các bác sĩ phát hiện hình ảnh khối tổn thương này nằm trong thùy dưới phổi trái, được nuôi dưỡng bởi một nhánh động mạch xuất phát từ động mạch chủ ngực, đường kính của nhánh động mạch nuôi dưỡng này bằng nửa đường kính động mạch chủ ngực.

phau thuat noi soi thanh cong ca cuc ky hiem gap phoi trong phoi 301 7069610

BS Khoa Ngoại Lồng ngực, BV Đà Nẵng xem hình ảnh phổi bệnh nhân trên phim

Bệnh nhân được chẩn đoán phổi biệt lập trong thùy dưới phổi trái và được chỉ định phẫu thuật để cắt phần phổi biệt lập bằng phương pháp nội soi lồng ngực.

Các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực, BV Đà Nẵng tiến hành phẫu tích cắt bỏ nhánh động mạch xuất phát từ động mạch chủ ngực, đang nuôi dưỡng cho phần phổi biệt lập và cắt bỏ trọn vẹn tổn thương phổi biệt lập, đồng thời bảo tồn được thùy dưới phổi trái cho bệnh nhân mà không xảy ra biến chứng . Ca phẫu thuật diễn ra trong vòng 3 giờ đồng hồ. Sau mổ 5 ngày, bệnh nhân ổn định và được xuất viện.

BSCKII Thân Trọng Vũ, Trưởng Khoa Ngoại lồng ngực – BV Đà Nẵng, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, đây là một ca bệnh hiếm gặp, một phẫu thuật khó và phức tạp do động mạch nuôi dưỡng cho phổi biệt lập trên bệnh nhân này có đường kính lớn, xuất phát từ động mạch chủ ngưc, có biểu hiện vôi hóa dễ vỡ gây c.hảy m.áu nên các bác sĩ phải làm rất kỹ để chỉ cắt bỏ phần phổi bị tổn thương mà không cắt toàn bộ thùy phổi của bệnh nhân.

Bác sĩ Vũ cho hay, phổi biệt lập là một tổn thương bẩm sinh bất thường ở phổi. Đây là một bệnh hiếm gặp, tổn thương dị dạng đường thở- phổi bẩm sinh có tỷ lệ mới mắc khoảng 1/8.300 – 1/35.000 trẻ sinh ra còn sống (nghĩa là 8.300 -35.000 trẻ sinh ra sống thì có 1 trẻ mắc tổn thương dị dạng đường thở bẩm sinh). Trong các tổn thương dị dạng đường thở – phổi bẩm sinh thì phổi biệt lập chiếm tỷ lệ 0,15-6,4%.

Tại BV Đà Nẵng, 10 năm nay mới gặp 1 trường hợp phổi biệt lập. Việc chẩn đoán phổi biệt lập thường được thực hiện ở thời kỳ trẻ nhỏ.

Đối với người trưởng thành việc phát hiện phổi biệt lập không có triệu chứng rất hiếm gặp, chỉ được phát hiện tình cờ khi tầm soát chẩn đoán liên quan đến một số bệnh.

“Việc điều trị phổi biệt lập chủ yếu là điều trị phẫu thuật để cắt bỏ sớm phần phổi không chức năng. Nếu bệnh diễn biến có triệu chứng như viêm phổi, áp xe phổi thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn thậm chí phải cắt bỏ cả thùy phổi có chứa phổi biệt lập, gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của bệnh nhân sau này.

Vì vậy, những bệnh nhân thường xuyên bị đau ngực hoặc viêm phổi tái đi tái lại, khi chụp X- quang có tổn thương phía dưới lồng ngực, nên nghi ngờ tổn thương phổi biệt lập.

Từ đó, làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn như chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch để phát hiện và xử trí phổi biệt lập, tránh gây biến chứng phải cắt bỏ phổi thùy phổi”, bác sĩ Vũ khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *