Rau củ là một phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng hàng ngày để duy trì sức khỏe và ngăn chặn nhiều loại bệnh tật.
Tuy nhiên, cách chế biến và tiêu thụ rau củ cũng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ lợi ích dinh dưỡng và tránh các nguy cơ độc hại cho sức khỏe.
Không phải tất cả các loại rau đều thích hợp để ăn sống. Ảnh: Pinterest
Một số lầm tưởng phổ biến khi ăn rau có thể dẫn đến việc giảm giá trị dinh dưỡng và thậm chí có thể gây hại. Dưới đây là một số kiểu ăn rau tưởng ngon bổ nhưng lại có thể “độc hại” vô cùng:
Gọt bỏ hết vỏ rau củ: nhiều loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Gọt bỏ hết vỏ có thể làm mất đi nguồn dinh dưỡng quan trọng. Ví dụ, vỏ bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím nên được giữ lại sau khi rửa sạch.
Chỉ ăn rau sống: mặc dù ăn rau sống giữ nguyên một số dưỡng chất, nhưng không phải tất cả các loại rau đều thích hợp để ăn sống. Nấu chín giúp phá vỡ thành tế bào của rau, làm cho chúng dễ tiêu hóa hơn và cung cấp lợi ích dinh dưỡng tốt hơn.
Luộc rau quá nhừ: luộc rau quá lâu có thể làm mất đi nhiều vitamin C và B1. Thời gian luộc nên ngắn, và nước luộc không nên quá ít để đảm bảo rau giữ nguyên chất dinh dưỡng.
Để rau đã nấu chín qua đêm: rau nấu chín sau đó để qua đêm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn p.hân h.ủy, tạo ra nitrite – chất gây ung thư. Nên tránh ăn rau đã nấu chín để đảm bảo an toàn.
Cho quá ít nước khi luộc rau: nước luộc rau cũng chứa nhiều dưỡng chất, giữ lại nước luộc có thể sử dụng để làm súp hoặc nước sốt.
Cắt rau trước khi rửa: cắt rau trước khi rửa có thể làm mất đi một lượng lớn vitamin B và C do chúng hòa tan trong nước.
Rửa rau không kỹ: rau có thể chứa thuốc trừ sâu, và việc rửa không kỹ có thể làm tăng rủi ro tiêu thụ các chất độc hại.
Ngâm rau với nước muối lâu: ngâm rau trong nước muối lâu có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng và thậm chí làm thay đổi hương vị của rau.
Ăn rau củ muối: rau củ chế biến với muối có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và tăng huyết áp.
Nhớ rằng, việc lựa chọn, chế biến và tiêu thụ rau củ đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy luôn chú ý đến cách bạn xử lý và ăn rau để tận dụng đầy đủ giá trị dinh dưỡng và tránh nguy cơ độc hại.
Có nên uống nước gạo rang thường xuyên?
Có nên uống nước gạo rang thường xuyên là băn khoăn của không ít người, hãy nghe câu trả lời từ chuyên gia.
Nhiều người thường sử dụng nước gạo rang để uống thay nước lọc hàng ngày vì giá trị dinh dưỡng mà loại nước này mang lại. Nhưng có nên uống nước gạo rang thường xuyên?
Nhiều người vẫn thường sử dụng nước gạo rang để uống thay nước lọc hàng ngày. (Ảnh minh họa)
Có nên uống nước gạo rang thường xuyên?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), gạo không chỉ để nấu cơm hay nghiền thành bột, mà còn có thể được chế biến thành thức uống đơn giản, an toàn, có lợi sức khỏe. Đây là thức uống tốt, có thể sử dụng thường xuyên, không gây nhiều tác dụng phụ.
Thành phần nhiều nhất trong gạo là chất bột đường (carbohydrat), dưỡng chất cần thiết cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là não bộ và hệ thống thần kinh trung ương, đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.
Ngoài ra, gạo còn chứa nhiều dinh dưỡng khác, nhất là vitamin nhóm B và các khoáng chất như magie, photpho tốt cho sức khỏe tổng thể.
Gạo khi ở dạng tinh bột, nấu thành cơm, sẽ giúp tiêu hóa chậm và giúp no lâu. Gạo khi rang lên làm thức uống thì cấu trúc tinh bột đã bị đứt gãy nên rất dễ tiêu nạp khi vào cơ thể.
Nước gạo rang có nhiều lợi ích, nhất là tác dụng bổ sung nước và dưỡng chất, đặc biệt với người lao động nặng, cơ thể dễ bị mất nước. Cũng vì tác dụng này nên nước gạo rang thích hợp với người bị tiêu chảy, có thể dùng nhiều lần trong ngày.
Mọi người có thể dùng nước gạo rang thường xuyên, song lưu ý không dùng thay cơm, không uống quá nhiều một lúc vì sẽ gây tăng cân. Khi uống, không nên cho thêm đường vì bản thân gạo đã có chất bột đường.
Tác dụng của nước gạo rang
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Theo các chuyên gia y tế, nước gạo rang rất lành tính và tốt cho sức khỏe. Có thời gian dài, nước gạo rang còn được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong các bệnh viện để điều trị tiêu chảy, bằng cách pha thêm muối với nồng độ 9 tạo thành một loại nước tác dụng điện giải.
Khi không bổ sung muối, nước gạo rang là loại nước giải khát thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Nó có hàm lượng carbohydrat cao, giàu omega, vitamin, khoáng chất và không chứa choresterol, tốt cho sức khỏe tim mạch, có thể dùng uống hàng ngày.
Trẻ nhỏ, người già ăn uống kém, dùng nước gạo rang vừa kích thích niêm mạc ruột hoạt động vừa tăng hấp thu chất dinh dưỡng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nước gạo rang chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và rất có ích cho cuộc sống hằng ngày.
Nước gạo rang cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào
Nước gạo rang cung cấp cho bạn một hàm lượng carbohydrate tự nhiên cực kỳ tốt cho sức khỏe. Cơ thể sẽ nhanh chóng được nạp năng lượng sau khi bạn uống một ly nước gạo rang vào mỗi sáng, hạn chế những cơn chóng mặt hay yếu người khi mỗi sáng thức dây.
Nước gạo rang giúp hạn chế mất nước
Nước gạo rang vừa có chất dinh dưỡng, vừa bù đắp sự mất nước trong mùa hè. Sử dụng nước gạo rang trong mùa hè cũng là một trong những thói quen tốt nên được duy trì.