Dạ dày là cơ quan tiêu hóa quan trọng nhất của cơ thể vậy nên chúng ta cần cẩn trọng để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh ung thư dạ dày.
Dạ dày là cơ quan có chức năng dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Hiện nay, rất nhiều người gặp phải tình trạng khó chịu ở dạ dày và khi được chẩn đoán đã ở giai đoạn giữa hoặc cuối của ung thư dạ dày. Vậy nên, nếu chúng ta có bất kì triệu chứng nào dưới đây tốt nhất không nên bỏ qua, nên đi khám kịp thời để ngăn ngừa sự xuất hiện của ung thư dạ dày.
1. Thường xuyên chướng bụng
Tình trạng chướng bụng thường xảy ra sau khi ăn nhưng nhiều người có cảm giác này ngay cả khi không ăn và cũng không cảm thấy đói. Nếu tình trạng chướng bụng kéo dài, cảm thấy no khi mới chỉ ăn 1 chút, bạn đừng chủ quan nhầm lẫn với chứng khó tiêu mà nên đi khám để có thể biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.
2. Ợ nóng
Khó tiêu là hiện tượng phổ biến xảy đến với nhiều người. Nếu thức ăn khó tiêu hóa hoặc ăn uống không lành mạnh dễ dẫn đến chứng ợ chua, ợ nóng khiến chúng ta cảm thấy nóng rát ở ngực và bụng trên. Điều này xảy ra do quá nhiều axit dạ dày đi vào thực quản. Nếu kèm theo những cơn nấc thường xuyên, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe của dạ dày.
3. Buồn nôn và nôn
Khi ăn phải thực phẩm hư hỏng hoặc kị nhau, chúng ta rất dễ bị ngộ độc, gây buồn nôn, nôn mửa. Tuy nhiên, nếu không bị ngộ độc mà bị nôn sau bữa ăn thì cần hết sức cẩn trọng, có thể dạ dày đã bị tổn thương và không thể hoạt động tối ưu. Vậy nên, hãy hết sức cẩn trọng và đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt để phát hiện bệnh kịp thời.
4. Đại tiện phân đen
Màu sắc của phân cũng có thể báo hiệu tình trạng sức khỏe của chúng ta. Nếu phân đen xuất hiện khi đi đại tiện, rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. Nguyên nhân là do khối u ác tính trong dạ dày có thể gây c.hảy m.áu đường tiêu hóa hoặc ruột non, dẫn đến phân có màu sắc khác lạ.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quá nhiều muối?
Muối là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày nhưng việc tiêu thụ quá mức có thể gây hại lớn cho sức khỏe của bạn.
Hãy cùng tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quá nhiều muối.
Ăn quá nhiều muối có thể gây ra nhiều tác hại. Ảnh: Pinterest
1. Cơ thể giữ nước, gây phù
Muối ăn gồm 60% clorua và 40% natri tính theo trọng lượng. Natri là một trong những chất điện giải thiết yếu cốt lõi mà cơ thể bạn cần với một lượng nhỏ để làm mọi thứ, từ tiêu hóa thức ăn đến co cơ hoặc chớp mắt. Một chức năng quan trọng của natri là giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Nhưng khi lượng muối vượt quá mức, cơ thể sẽ giữ nước, dẫn đến tình trạng phù.
2. Huyết áp cao
Muối ảnh hưởng đến huyết áp, và việc ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến huyết áp cao. Áp lực lớn trong mạch m.áu có thể gây đau đầu, nhức đầu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các vấn đề tim mạch và đột quỵ.
3. Sỏi thận
Muối cũng có thể góp phần vào việc hình thành sỏi thận. Sự tăng canxi trong nước tiểu do lượng muối cao có thể kích thích sự hình thành tinh thể canxi, dẫn đến sỏi thận. Điều này không chỉ gây đau lưng và tiểu đường mà còn có thể đòi hỏi điều trị y tế đặc biệt.
4. Loãng xương
Muối ảnh hưởng đến cân bằng canxi trong cơ thể và có thể làm tăng mất canxi, đặc biệt là thông qua nước tiểu. Thói quen ăn muối quá mức có thể dẫn đến tình trạng loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt ở những người già.
5. Nguy cơ mất trí nhớ
Có nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa lượng muối cao và tình trạng mất trí nhớ. Muối có thể tác động đến sự c.hảy m.áu trong não, góp phần vào sự suy giảm nhận thức và tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến trí óc.
6. Thừa cân và béo phì
Khi ăn nhiều muối, cơ thể sẽ bị khát, có thể dẫn đến tăng sử dụng các đồ uống có đường. Ngoài ra, các loại thức ăn chứa nhiều muối thường có nhiều chất béo và đậm độ năng lượng cao, có vị hấp dẫn khiến người ăn sẽ ăn nhiều hơn. Từ đó trực tiếp làm tăng năng lượng ăn vào gây thừa cân béo phì.
Các thực nghiệm trên động vật cho thấy ăn nhiều muối làm phì đại mô mỡ, tăng leptin m.áu, góp phần làm tăng khối mỡ trắng.
Các nghiên cứu quan sát ở t.rẻ e.m và người lớn cũng cho thấy sử dụng nhiều muối làm tăng tỉ lệ thừa cân béo phì, tăng khối mỡ trong cơ thể.
7. Tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Một đ.ánh giá bao gồm hơn 268.000 người tham gia cho thấy rằng những người có lượng muối tiêu thụ trung bình là 3 gam mỗi ngày có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn tới 68% so với những người có lượng muối tiêu thụ trung bình là 1 gam mỗi ngày.
Một nghiên cứu khác cũng kết luận những người ăn nhiều muối có thể có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp hai lần so với những người ăn ít muối. Tuy nhiên, nghiên cứu này không xác định rõ ràng thế nào là lượng muối ăn nhiều hay ít.
Cơ chế tác dụng của muối đối với bệnh ung thư dạ dày vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng chế độ ăn nhiều muối có thể khiến một người dễ bị ung thư dạ dày hơn do gây loét hoặc viêm niêm mạc dạ dày.
Ăn bao nhiêu muối là đủ?
WHO khuyến cáo mỗi người không nên tiêu thụ quá 5 gr muối ăn/ngày (tương đương 2 thìa sữa chua muối). Các nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người tiêu thụ trung bình 9 – 12g muối/ngày.
Người Việt có truyền thống dùng nước mắm, xì dầu để chấm (thậm chí dùng để nêm nếm, tẩm ướp thực phẩm). Tuy nhiên, thành phần cần giảm (vì ảnh hưởng sức khỏe) trong muối ăn là natri. Thành phần này có cả trong các gia vị để nêm nếm, chấm.
Do đó, nếu chấm nước mắm, xì dầu, tẩm ướp thực phẩm, thì cần giảm lượng muối xuống 1/2, tức chỉ khoảng 1 thìa sữa chua muối/người/ngày.
Theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng quốc gia, 5 gr muối tương đương 35 gr xì dầu (7 thìa cà phê); tương đương 8gr bột canh (hơn 1,5 thìa cà phê), 11 gr hạt nêm (hơn 2 thìa cà phê hạt nêm) và 26 gr nước mắm (tương đương hơn 5 thìa canh nước mắm).