Mới đây, Bộ Y tế – Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã công bố hướng dẫn mới về số giờ ngủ tối thiểu mỗi ngày có lợi cho sức khỏe.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với mọi lứa t.uổi. Nguồn: OTIV.
Theo tờ Yomiuri Shimbun, “Hướng dẫn về giấc ngủ để nâng cao sức khỏe” do Bộ Y tế – Lao động và Phúc lợi Nhật Bản soạn thảo, nêu ra nhiều thời lượng ngủ được khuyến nghị khác nhau theo nhóm t.uổi. Cụ thể, người lớn nên ngủ ít nhất 6 giờ mỗi ngày, đồng thời cảnh báo việc sử dụng ngày nghỉ nhằm bù đắp tình trạng thiếu ngủ vào các ngày trong tuần có thể khiến sức khỏe bị tổn hại.
Bộ Y tế – Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng khuyến cáo người cao t.uổi không nên ngủ quá 8 giờ hoặc ngủ trưa quá lâu vì việc đó làm tăng nguy cơ t.ử v.ong.
Cũng theo hướng dẫn mới, học sinh tiểu học nên ngủ từ 9 đến 12 giờ, và học sinh trung học nên ngủ từ 8 đến 10 giờ. Hướng dẫn còn chỉ ra rằng tình trạng thiếu ngủ ở t.rẻ e.m đã được cho rằng sẽ dẫn đến béo phì, trầm cảm và kết quả học tập kém. Theo từng nhóm t.uổi thì cần ngủ từ 11-14 giờ đối với trẻ từ 1 đến 2 t.uổi; 10 -13 giờ đối với trẻ từ 3 đến 5 t.uổi.
Cũng theo hướng dẫn này, tập thể dục, như đi bộ và tắm trước khi đi ngủ từ một đến hai giờ sẽ giúp mọi người ngủ ngon hơn, và giữ phòng ngủ càng tối cũng sẽ giúp ngủ ngon.
Người Nhật ngủ trung bình 7 giờ 22 phút mỗi đêm, ngắn nhất trong số 33 quốc gia được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế khảo sát vào năm 2023. Chính vì do thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về não, tim mạch và trầm cảm, nên Bộ Y tế – Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã quyết định đưa ra tiêu chuẩn cho việc cải thiện giấc ngủ.
Trong khi đó, theo thông tin từ trang web của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), mỗi ngày trẻ từ 6 – 12 t.uổi nên ngủ từ 9 – 12 giờ; từ 13 – 18 t.uổi nên ngủ từ 8 – 10 giờ. Người từ 18 – 60 t.uổi nên ngủ ít nhất 7 giờ/đêm. Người từ 61 – 64 t.uổi nên ngủ từ 7 – 9 giờ và người từ 65 t.uổi trở lên nên ngủ từ 7 – 8 giờ.
Cũng theo CDC, mất ngủ kéo dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, khiến con người dễ bị bệnh hơn. Mất ngủ cũng tác động xấu đến sức khỏe tim mạch, nguy cơ mắc bệnh mạch vành hoặc đột quỵ sẽ tăng lên. Cùng đó mất ngủ triền miênh có thể làm giảm khả năng suy nghĩ của não bộ, ảnh hưởng đến trí nhớ và có thể dẫn đến tăng cân béo phì.
Lý do trẻ luôn sụt sịt, cảm cúm khi trời chuyển lạnh
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên thường hay bị ho, sụt sịt, cúm hay cảm lạnh, đặc biệt là khi thời tiết lạnh.
Trẻ có hệ miễn dịch yếu, chưa hoàn thiện nên rất dễ bị ốm khi nhiệt độ thấp. Ảnh: Stocksy.
Thời tiết giao mùa khiến t.rẻ e.m thường phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, cúm và n.hiễm t.rùng đường hô hấp ở t.rẻ e.m. Điều này thường xảy ra do tiếp xúc với thời tiết lạnh, không gian đông đúc và hệ thống miễn dịch suy yếu.
Để giảm nguy cơ trẻ ốm đau trong mùa lạnh, cha mẹ và người chăm sóc phải luôn cảnh giác, nhận biết sớm các triệu chứng để có biện pháp chăm sóc kịp thời.
Nguyên nhân
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), người lớn trung bình bị cảm lạnh 2-3 lần mỗi năm, t.rẻ e.m thậm chí còn bị nhiều hơn (8-12 lần) và thường xảy ra vào mùa đông. Nhưng điều gì ở mùa lạnh khiến t.rẻ e.m có cảm giác như mọi đ.ứa t.rẻ đều liên tục sụt sịt, hắt hơi hoặc ho?
Để mắc bệnh, chúng ta phải tiếp xúc với n.hiễm t.rùng – và vào mùa lạnh, có rất nhiều cơ hội cho điều đó.
Một trong những lý do quan trọng khiến t.rẻ e.m có xu hướng bị ốm thường xuyên hơn vào thời tiết này là vì chúng ta đều dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn, tức là không gian kín, gần nhau và phải giao tiếp trực tiếp nhiều hơn.
Thời gian ở trong nhà tăng lên dẫn độ ẩm giảm. Trong những tháng lạnh, độ ẩm giảm có nghĩa là bất kỳ giọt nước mũi và họng nào có đường kính khoảng 1,5 micromet đều có xu hướng tồn tại trong không khí lâu hơn rất nhiều so với bình thường. Vì hầu hết chúng ta đều ở trong vùng thở của nhau trong nhà (khoảng 1 m), đó là môi trường hoàn hảo để lây lan một số vi trùng hiệu quả.
Nguyên nhân nữa là không khí lạnh. Mặc dù bản thân không khí lạnh sẽ không khiến bạn bị bệnh, virus có xu hướng tồn tại lâu hơn trong thời tiết lạnh vì chúng có thể lây lan dễ dàng hơn.
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra nhiệt độ lạnh có thể làm chậm phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch – ngăn chặn khả năng nhân lên của virus.
Mũi của chúng ta, một cơ chế phòng vệ tự nhiên nói chung, ít có khả năng hoạt động hiệu quả trong không khí lạnh vì các mô bên trong có thể bị khô và nứt, khiến lông mao (những sợi lông nhỏ) kém hiệu quả trong việc bắt và đuổi vi trùng.
Một nguyên nhân quan trọng khác là chúng ta thường không có đủ ánh nắng mặt trời vào mùa lạnh. Lượng tia cực tím nhận được thường thấp hơn so với mùa hè, ảnh hưởng đến mức vitamin D của cơ thể.
Trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh hô hấp, n.hiễm t.rùng thông thường khi thời tiết lạnh như cúm, ho, sốt. Ảnh minhh họa: Shutterstock.
Cách bảo vệ trẻ an toàn vào mùa lạnh
Theo Healthshots, cha mẹ nên thường xuyên làm hoặc dạy trẻ làm những điều này vào mùa lạnh để phòng ngừa bệnh:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là trước giờ ăn và sau khi xì mũi. Hãy nhớ rằng điều quan trọng là trẻ phải thấy bố mẹ làm gương và thường xuyên rửa tay.
Chế độ ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước.
Luôn cập nhật về tiêm chủng, bao gồm cả vaccine cúm hàng năm.
Nghỉ ngơi và ngủ nhiều.
Ở nhà nếu cảm thấy không khỏe để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng.
Không bao giờ đưa trẻ ra ngoài khi thời tiết khắc nghiệt.
Dạy trẻ ho hoặc hắt hơi vào tay áo hoặc khuỷu tay trên.
Mặc quần áo cho trẻ đầy đủ.
Khuyến khích trẻ tránh chạm vào mắt và miệng khi ra ngoài.
Luôn cho trẻ nhỏ mặc thêm một lớp quần áo vì chúng không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Che đầu, cổ, chân và tay. Chọn chất liệu vải cách nhiệt, thoáng khí để giữ ấm cho trẻ mà không gây nóng nực.
Đảm bảo trẻ đội mũ và đeo găng tay để tránh mất nhiệt từ đầu và tay. Giữ ấm đôi chân bằng ủng không thấm nước để bảo vệ khỏi điều kiện lạnh và ẩm ướt.
Đảm bảo quần áo vừa vặn để giữ ấm và cho phép di chuyển dễ dàng.