Mỡ lợn có ít chất béo bão hòa hơn bơ và là nguồn cung cấp vitamin D, khoáng chất tốt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn nhiều loại thực phẩm này.
Trong vài chục năm qua, mỡ lợn không còn là loại thực phẩm được ưa chuộng do bị gắn với những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bao gồm bệnh tim. Tuy nhiên, loại thực phẩm này cũng có những giá trị dinh dưỡng nhất định.
Tóp mỡ là món ăn được nhiều người thích. Ảnh minh họa: Fairprice
Giá trị dinh dưỡng của mỡ lợn
Về cơ bản, mỡ lợn không có protein hoặc carbohydrate, là chất béo có trong thịt lợn. Thành phần axit béo của thịt lợn hơi khác so với thịt các động vật khác, chẳng hạn bò và cừu. Tỷ lệ mỡ trong thịt lợn có thể thay đổi từ 10 tới 16%.
Mỡ lợn chứa axit oleic với 60% chất béo không bão hòa đơn được chứng minh tốt cho tim, động mạch và da, đồng thời giúp điều chỉnh hormone.
Theo BBC, các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 1.000 loại thực phẩm tươi sống, xếp mỡ lợn là thực phẩm giàu dinh dưỡng thứ 8 và cho điểm là 74. Nhóm tác giả giải thích rằng mỡ lợn là nguồn cung cấp vitamin B và khoáng chất dồi dào, chứa nhiều chất béo không bão hòa hơn mỡ cừu hoặc bò.
Chất béo rất cần thiết vì cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ một số vitamin. Ăn chất béo cùng với carbohydrate có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu đường sau này.
So sánh mỡ lợn với bơ, dầu ô liu
Theo Prevention, có thể bạn đã quen với khái niệm chất béo “tốt” – không bão hòa và “xấu” – bão hòa. Chất béo không bão hòa có xu hướng lành mạnh hơn và có thể chống lại các bệnh mạn tính, trong khi chất béo bão hòa có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
Mỡ lợn không còn được ưa chuộng trong những năm gần đây. Ảnh minh họa: Prevention
Tuy nhiên, hầu hết các loại thực phẩm có sự pha trộn giữa chất béo bão hòa và không bão hòa.
– Một thìa mỡ lợn có 5g chất béo bão hòa, 5,8g chất béo không bão hòa đơn và 1,4g chất béo không bão hòa đa.
– Một thìa bơ có 7,2g chất béo bão hòa, 3g chất béo không bão hòa đơn và 0,4g chất béo không bão hòa đa.
– Một thìa dầu ô liu có 1,9g chất béo bão hòa, 9,9g chất béo không bão hòa đơn và 1,4g chất béo không bão hòa đa trong mỗi thìa canh.
Như vậy, mỡ lợn tốt hơn bơ nhưng không bằng dầu ô liu nếu xem xét về khía cạnh chất béo.
Ngoài ra, mỡ lợn còn có thể là nguồn cung cấp vitamin D, loại vitamin thường khó có được từ thực phẩm.
Nấu ăn với mỡ lợn có tốt cho sức khỏe không?
Không có một thành phần đơn lẻ nào có thể tạo nên hoặc phá hủy hoàn toàn sức khỏe của bạn. Trong một chế độ ăn uống cân bằng hợp lý – nhiều rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và một lượng vừa phải đồ ngọt và chiên rán – thỉnh thoảng nấu ăn bằng mỡ lợn sẽ không tạo ra tác động lớn.
Tuy nhiên, theo Asia One, cũng như mọi thực phẩm khác, điều độ là yếu tố quyết định. Hấp thụ quá nhiều chất béo sẽ dẫn tới thừa cân. Một chuyên gia dinh dưỡng người Singapore cho hay: “Miễn là mỡ lợn nguyên chất và chưa qua chế biến thì có thể có lợi cho cơ thể”. Nhưng cô khuyến nghị không nên tiêu thụ quá nhiều mỡ lợn mỗi ngày và nhấn mạnh tầm quan trọng của một chế độ ăn uống cân bằng.
Dầu ô liu là sự lựa chọn lành mạnh nhất trong số các chất béo nấu ăn thông thường. Trong khi đó, việc giảm mỡ lợn đã dẫn đến gia tăng các chất thay thế từ chất béo chuyển hóa có tác động tiêu cực đến sức khỏe hơn.
Hy hữu: Bệnh nhân 3 lần đột quỵ đều được bác sĩ cứu sống
Ngày 16.12, PGS-TS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch m.áu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết nữ bệnh nhân Đ.T.U (60 t.uổi, ở Ninh Thuận) bị đột quỵ đến 3 lần và đều được bác sĩ cứu sống kịp thời.
Theo đó, vào năm 2019 nữ bệnh nhân U. bị đột quỵ lần thứ nhất do tắc động mạch não giữa bên phải. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 vào khoảng giờ thứ 12 sau khởi phát. Bệnh nhân được lấy huyết khối bằng dụng cụ và mạch m.áu được tái thông hoàn toàn. Bệnh nhân xuất viện và phục hồi vận động bình thường.
Tuy nhiên, đến tháng 10.2023, bệnh nhân U. bị đột quỵ tái phát lần thứ 2 do tắc động mạch não giữa bên trái. Bệnh nhân cũng được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 và can thiệp lấy huyết khối thành công.
Bệnh nhân Đ.T.U đột quỵ 3 lần được cứu kịp thời. ẢnhNGUYỄN HUY THẮNG
Hai tuần sau đó, khi đến tái khám tại Bệnh viện Nhân dân 115 thì bệnh nhân này đột ngột liệt 1/2 người bên Phải.
Kết quả chẩn đoán hình ảnh phát hiện bệnh nhân U. bị tắc động mạch cảnh trong bên trái (động mạch trong hộp sọ). Bệnh nhân đã được can thiệp lấy huyết khối, tái thông hoàn toàn. Một tuần sau bệnh nhân xuất viện, dù chưa tự đi lại được, nhưng sức cơ tay và chân bên trái đã cải thiện đáng kể.
“Theo y văn, hiện nay, dù lấy huyết khối bằng dụng cụ là phương pháp điều trị đột quỵ cấp hiệu quả nhất, tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân phục hồi tốt chỉ vào khoảng 50%. Do vậy, khả năng thành công sau lần thứ hai sẽ thấp hơn rất nhiều, và cũng khó có cơ hội được can thiệp đến lần thứ 3. Có thể nói, đây là một trường hợp cực kỳ hy hữu”, PGS-TS Nguyễn Huy Thắng nói.
Cũng theo PGS-TS Nguyễn Huy Thắng, nguyên nhân gây ra 3 lần đột quỵ cho bệnh nhân U. đều do rung nhĩ.
“Điều này nói lên thực trạng đáng buồn tại Việt Nam là kém hiệu quả trong phòng ngừa đột quỵ tiên phát và thứ phát”, PGS-TS Nguyễn Huy Thắng nói.
98% ca không sử dụng thuốc kháng đông
Thông tin được PGS-TS Nguyễn Huy Thắng chia sẻ thêm là mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Tỷ lệ t.ử v.ong do đột quỵ chiếm từ 10-15%. Đột quỵ do rung nhĩ có tỷ lệ t.ử v.ong lên đến 40%. Nguyên nhân, rung nhĩ (rối loạn nhịp nhĩ nhanh và không đều) thường tạo ra các huyết khối lớn, gây tắc một hoặc nhiều mạch m.áu não. Hơn 50% các trường hợp đột quỵ nặng là do nguyên nhân rung nhĩ.
“Mặc dù vậy, việc phòng ngừa đột quỵ đối với những bệnh nhân rung nhĩ khá ‘đơn giản’. Chỉ cần tuân thủ điều trị và duy trì thuốc kháng đông thường xuyên là có thể làm giảm 70% nguy cơ đột quỵ”, PGS-TS Nguyễn Huy Thắng khuyến cáo.
Nhưng theo ông Thắng, trên thực tế, khá nhiều bệnh nhân không có điều kiện duy trì thuốc kháng đông (không theo dõi được xét nghiệm khi sử dụng thuốc kháng đông, hoặc không có điều kiện kinh tế để sử dụng thuốc kháng đông mới, hoặc tâm lý chủ quan…).
“Tại Bệnh viện Nhân dân 115, trong số hơn 1.000 bệnh nhân bị đột quỵ do rung nhĩ, chỉ có 2% ca đang sử dụng thuốc kháng đông, còn 98% là các ca không sử dụng thuốc kháng đông. Như vậy, chỉ cần làm sao cho con số 98% các bệnh nhân này uống thuốc kháng đông trước đó, chúng ta đã giúp rất nhiều bệnh nhân tránh khỏi đột quỵ”, PGS-TS Nguyễn Huy Thắng kêu gọi.