Củ bình vôi chữa bệnh mất ngủ lâu năm?

Củ bình vôi có hình dáng đặc biệt, nửa chìm nửa nổi trong đất nên được trồng làm bonsai, cây cảnh.

Tuy nhiên, từ rất lâu trước đó, củ bình vôi đã được sử dụng làm thuốc chữa mất ngủ và một số bệnh lý khác.

Cây bình vôi là một cây dạng dây leo, có lá hình tim, thân cây mảnh rất nhỏ so với củ, cây thường dài khoảng 10-20m.

Gốc thân phình thành củ, thường hình cầu, nằm nửa chìm nửa nổi trong khe đá hay chìm trong đất. Kích thước củ thay đổi và có thể nặng đến vài chục kg, tùy loài. Vì củ to nên cây còn được gọi là cây ngải tượng.

Cây bình vôi thường mọc hoang ở những vùng núi đá hay núi đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tây và tại một số khu vực đất cát, có bóng mát hoặc đồng bằng ven biển như An Giang, Kiên Giang.

Tuy nhiên, những cây từ núi đá thường có phần củ, lá to và chất lượng hơn. Do hình dáng đặc biệt, ngoài dùng làm thuốc, hiện nay, cây bình vôi còn được trồng làm bonsai, cây cảnh.

1. Bộ phận nào được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền?

Bộ phận dùng làm dược liệu là củ của cây bình vôi. Củ là phần gốc của thân cây phình ra. Củ được thu hoạch quanh năm, nhưng nếu thu hoạch vào tầm mùa thu sang mùa đông thì hoạt chất trong củ sẽ đạt chất lượng tốt hơn.

Củ bình vôi cần được trải qua quá trình bào chế mới sử dụng được, thường là cạo bỏ vỏ đen ở ngoài hoặc thái thành miếng trước khi ép chiết lấy tinh chất hoặc ngâm rượu hoặc phơi, sấy khô hoặc cà thành bột.

cu binh voi chua benh mat ngu lau nam 7ba 7052952

Củ bình vôi cần được chế biến trước khi sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

2. Vì sao củ bình vôi là ‘khắc tinh’ của bệnh mất ngủ lâu năm?

Theo Y học hiện đại, thành phần hóa học của củ bình vôi chứa chủ yếu là các alkaloid như rotundin, cycleanin, stepharin, roemerin.

Rotundin có tác dụng an thần, gây ngủ, giảm đau rõ rệt; cycleanin có tác dụng kháng viêm; roemerin có tác dụng gây tê tại chỗ; stepharin có tác dụng kháng cholinesterase. Từ đó các chế phẩm thuốc từ củ bình vôi có tác dụng duy trì trạng thái thư giãn, an thần, trị mất ngủ.

Theo y học cổ truyền, cây bình vôi có vị đắng ngọt, tác dụng an thần, bổ phế, trấn kinh, khắc phục được các chứng suy nhược, thất miên, cốt chưng, huyễn vựng, suyễn thở. Thường phối hợp với các vị thuốc khác với liều dùng 4 – 12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

3. Bài thuốc chữa bệnh từ bình vôi

Chữa mất ngủ do căng thẳng , stress, áp lực công việc

Bài 1: Củ bình vôi, lạc tiên, lá vông nem, mỗi vị 12g, liên tâm 6g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày một thang.

Bài 2 : Hạt sen, long nhãn, nhân hạt táo chua (sao) mỗi vị 10 – 15g, củ bình vôi 8g, lá vông nem 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống trong ngày và trước khi ngủ 30 phút.

Bài 3 – Rượu trắng ngâm củ b ình vôi: Củ bình vôi phơi khô và rượu trắng 40 độ theo tỷ lệ 1:5 (1kg củ phơi khô và 5 lít rượu). Ngâm khoảng 4 tuần là dùng được, uống ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20-30 ml.

cu binh voi chua benh mat ngu lau nam 41e 7052952

Củ bình vôi sử dụng trong thuốc thang và ngâm rượu có tác dụng chữa mất ngủ.

– Chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên : Củ bình vôi, huyền sâm, cát cánh, mỗi vị 12g, trần bì 10g. Sắc uống, ngày một thang.

– Hỗ trợ chữa viêm đau khớp do g out: Dùng 3 – 6gram bột củ bình vôi khô tán ra, hòa cùng với nước nóng và sử dụng đều đặn hàng ngày. Cần uống hết trong ngày và bảo quản bột trong bình kín tại nơi khô ráo để bột còn nguyên dưỡng chất.

cu binh voi chua benh mat ngu lau nam f7a 7052952

Bột củ bình vôi chữa viêm đau khớp do gout.

4. Lưu ý khi dùng các chế phẩm từ củ bình vôi chữa mất ngủ

Do có tính chất an thần, gây ngủ nên khi sử dụng cần thận trọng khi lái xe, làm việc trên cao hoặc những công việc liên quan máy móc cần sự tỉnh táo.

Hoạt chất roemerin có trong củ bình vôi nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây tê niêm mạc và làm giảm nhịp đ.ập của tim. Nếu bệnh nhân có t.iền sử biến cố tim mạch, rối loạn nhịp tim thì cần phải rất thận trọng.

Trong củ bình vôi cũng có một ít độc tố, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của người có chuyên môn. Chỉ dùng 30gr bình vôi 1 ngày, trên 30gr có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Các đối tượng người cao t.uổi mất ngủ kinh niên, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú… cần thận trọng.

Uống nước rau húng quế có tác dụng gì với sức khoẻ?

Húng quế là một trong những loại rau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có tác dụng an thần, chữa mất ngủ.

Không chỉ là loại rau gia vị mà húng quế còn là một trong những cây dược liệu có giá trị hiệu quả với một số bệnh tật của con người.

Húng quế có nhiều tác dụng với sức khoẻ nhưng một trong những tác dụng nổi bật nhất là chữa an thần, mất ngủ hiệu quả.

Uống nước rau húng quế có tác dụng gì?

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BSCKII. Trần Ngọc Quế, Chủ tịch Hội Đông y Quảng Bình cho biết, các nghiên cứu cho thấy, húng quế chứa nhiều đạm, có khoảng 6% lượng protein, trong đó có chứa nhiều axit amin quan trọng như: Tryptophan, methionine, leucine.

Trong húng quế có khoảng 0,4 – 0,8% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm nhẹ, dễ chịu. Từ năm 1976 đến nay, nước ta có nhiều vùng đã trồng trên quy mô lớn để cất tinh dầu dùng trong công nghiệp, chất thơm, mỹ phẩm để dùng sử dụng ở trong và xuất khẩu ra ngoài nước.

Dưới đây là các bài thuốc hỗ trợ chữa mất ngủ, an thần từ nước húng quế

Theo BSCKII. Trần Ngọc Quế, một số bài thuốc dưới đây có húng quế có tác dụng an thần, chữa mất ngủ:

Bài 1: Húng quế khô 30g hãm với 200 ml nước sôi, uống ngày 2 lần. Nếu dùng tươi 100g.

Bài 2: Húng quế 30g, sài đất 30g, hãm với 200 ml nước sôi, uống ngày 2 lần.

Bài 3: Húng quế 20g, trinh nữ 25g, hãm với 200 ml nước sôi, uống ngày 2 lần.

Bài 4: Húng quế 20g, trinh nữ 25g, đỏ ngọn 25g, sắc kỹ với 500 ml nước, uống 2 lần trong ngày.

Bài 5: Húng quế 30g, trinh nữ 25g, lạc tiên 30g, sắc kỹ với 500 ml nước, uống 2 lần trong ngày.

Bài 6: Húng quế 30g, trinh nữ 25g, lạc tiên 30g, vông nem 15g, sắc kỹ với 500 ml nước, uống 2 lần trong ngày.

Bài 7: Húng quế 30g, trinh nữ 25g, lạc tiên 30g, vông nem, đỏ ngọn 30g, sắc kỹ với 500 ml nước, uống 2 lần trong ngày.

Bài 8: Húng quế 30 g, lá mật gấu 10g trinh nữ 25g, lạc tiên 30g, sắc kỹ 500 ml nước uống 2 lần trong ngày.

Bài 9: Húng quế 30g, sâm bố chính 10g, trinh nữ 25g, lạc tiên 30g, vông nem 15g, sắc kỹ với 500 ml nước, uống 2 lần trong ngày.

uong nuoc rau hung que co tac dung gi voi suc khoe 49f 7045182

Uống nước rau húng quế có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người

Các tác dụng khác của húng quế

Ngoài tác dụng giúp an thần, chữa mất ngủ, lá húng quế còn có những tác dụng tuyệt vời dưới đây:

Giàu chất chống oxy hóa

Rau húng quế rất giàu chất chống oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do, bảo vệ cấu trúc DNA và tế bào. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa flavonoid có trong rau húng quế giúp bảo vệ các tế bào bạch cầu, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.

Ngăn ngừa ung thư

Trong rau húng quế chứa chất phytochemical, có thể ngăn ngừa ung thư da, gan, phổi do hóa chất gây ra.

Đồng thời, rau húng quế còn làm thay đổi các biểu hiện gen một cách tích, làm c.hết các tế bào ung thư và ngăn chặn các khối u lan rộng. Vì vậy, thêm rau húng quế vào bữa ăn hằng ngày rất có lợi cho quá trình điều trị ung thư.

Chống lại bệnh trầm cảm

Rau húng quế được dùng như một loại thuốc chống trầm cảm. Điều này là do rau húng quế có những tác động tích cực đến chức năng vỏ não, giúp kích thích chất dẫn truyền thần kinh, điều chỉnh các hormone làm cho con người vui vẻ và tràn đầy năng lượng.

Vì vậy, ăn rau húng quế có thể cải thiện đáng kể tình trạng trầm cảm và lo lắng.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Rau húng quế vừa giàu chất chống oxy hóa vừa giàu chất chống viêm rất tốt trong việc điều hòa huyết áp. Đồng thời rau húng quế còn ngăn ngừa quá trình hình thành cục m.áu đông trong động mạch, dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra rau húng quế còn có thể giảm viêm, giảm cholesterol xấu, tăng cường lưu thông m.áu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Rau húng quế còn có khả năng cân bằng axit và khôi phục mức độ pH thích hợp cho cơ thể. Điều này về lâu dài sẽ rất có lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn tốt, làm giảm vi khuẩn có hại có thể gây bệnh cho hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, rau húng quế còn được sử dụng để làm giảm đầy hơi, giảm các cơn co thắt dạ dày, trào ngược axit. Ngoài ra, rau húng quế cũng có thể t.iêu d.iệt giun sán và các ký sinh trùng trong dạ dày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *