Lợi ích từ nấm cho người bệnh ung thư

Điều hòa miễn dịch tốt cho người bệnh ung thư, ức chế sự tiến triển của bệnh ung thư, cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột,… là những lợi ích của nấm đối với người bệnh ung thư.

loi ich tu nam cho nguoi benh ung thu 2bb 7082850

Theo đó, chế độ ăn uống tốt đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Nấm là thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn uống, do những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn mà nấm mang lại.

Mặc dù chế độ ăn kiêng không thể thay thế cho việc điều trị y tế, nhưng một số hợp chất được tìm thấy trong nấm đã cho thấy những đặc tính đầy hứa hẹn, có thể hỗ trợ bệnh nhân ung thư trong suốt cuộc hành trình của họ.

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực chỉ ra những lợi ích từ nấm cho người bệnh ung thư dưới đây như sau:

Điều hòa miễn dịch tốt cho người bệnh ung thư

Một trong những lý do chính khiến nấm được khuyên dùng cho người bệnh ung thư là tác dụng điều hòa miễn dịch. Nấm có chứa beta-glucans, một loại polysaccharide đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch.

Đối với những bệnh nhân ung thư đang trải qua các phương pháp điều trị như hóa trị hoặc xạ trị – vốn có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, việc kết hợp nấm vào chế độ ăn uống có thể giúp tăng cường cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể

Tác dụng chống viêm

Viêm mạn tính thường liên quan đến ung thư và có thể góp phần vào sự tiến triển của bệnh. Một số loại nấm như nấm linh chi, nấm maitake… có đặc tính chống viêm.

Những loại nấm này chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học như triterpenoid và polysaccharides… có thể giúp giảm viêm trong cơ thể. Bằng cách giải quyết tình trạng viêm, nấm có khả năng tạo ra một môi trường ít có lợi cho sự phát triển của ung thư.

Giàu chất chống oxy hóa

Nấm rất giàu chất chống oxy hóa, bao gồm selen, vitamin C và nhiều loại polyphenol khác nhau. Chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do, các phân tử không ổn định có thể gây tổn hại tế bào và góp phần phát triển ung thư.

Bằng cách cung cấp khả năng chống oxy hóa, nấm có thể giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi stress oxy hóa, do phương pháp điều trị ung thư hoặc các yếu tố khác gây ra.

Giúp cơ thể thích ứng với các tác nhân gây căng thẳng

Adaptogens là chất có trong một số loại nấm như linh chi và đông trùng hạ thảo có thể giúp cơ thể thích ứng với các tác nhân gây căng thẳng và duy trì sự cân bằng.

Đối với những bệnh nhân ung thư đang phải đối mặt với căng thẳng về thể chất và tinh thần trong quá trình chẩn đoán và điều trị, việc kết hợp nấm thích ứng vào chế độ ăn uống của họ có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Ức chế sự tiến triển của bệnh ung thư

Sự hình thành mạch là quá trình hình thành các mạch m.áu mới, đóng vai trò trong sự phát triển và lan rộng của các khối u. Một số loại nấm, chẳng hạn như nấm hương và nấm maitake, đã được nghiên cứu về khả năng ức chế sự hình thành mạch.

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn nhưng những phát hiện này cho thấy một số hợp chất trong nấm có thể cản trở việc cung cấp m.áu cho khối u, hạn chế khả năng phát triển của chúng.

Thực phẩm giàu dinh dưỡng

Nấm là nguồn thực phẩm ít calo, giàu chất dinh dưỡng. Chúng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin (vitamin B, vitamin D) và khoáng chất (selen, đồng).

Đối với những bệnh nhân ung thư có thể phải đối mặt với những thách thức về dinh dưỡng do tác dụng phụ của việc điều trị hoặc chán ăn. Nấm có thể là một sự bổ sung tiện lợi và bổ dưỡng cho chế độ ăn uống của họ.

Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột

Hệ vi sinh vật đường ruột đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, bao gồm cả chức năng miễn dịch của cơ thể. Một số loại nấm, chẳng hạn như nấm hương và nấm maitake, có chứa chất xơ và prebiotic có thể hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.

Duy trì hệ vi sinh vật đường ruột cân bằng và đa dạng rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, bao gồm cả đối với bệnh nhân ung thư.

Ăn thịt đỏ có làm u ung thư tiến triển nhanh?

Một số người lo lắng ăn thịt đỏ sẽ làm khối u ung thư tiến triển nhanh nên thường hạn chế hoặc kiêng khem nghiêm ngặt, vậy sự thật đằng sau quan niệm này là gì?

Bác sĩ Nguyễn Quỳnh Tú, khoa Ung thư tổng hợp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, chia sẻ trên báo Sức khỏe & Đời sống rằng, người bệnh ung thư tiêu thụ năng lượng rất lớn, nhu cầu tối thiểu 25-30 kcal/kg/ngày.

Một số trường hợp có thể cần 40-50 kcal/kg/ngày. Trong đó, protein (đạm) chiếm 15-20% tổng năng lượng, riêng protein động vật chiếm 30-50% tổng nhu cầu đạm. Ngoài ra còn có lipid, glucid, vitamin, khoáng chất và chất xơ, cùng 2-3 lít nước mỗi ngày.

an thit do co lam u ung thu tien trien nhanh 4f5 6996848

Ăn thịt đỏ có làm u ung thư tiến triển nhanh? (Ảnh: Shutterstock)

Ăn thịt đỏ có làm u ung thư tiến triển nhanh?

Nhiều người bệnh kiêng thịt đỏ và các thực phẩm giàu protid như sữa, trứng.

Thực chất, theo bác sĩ Tú, protid là yếu tố cơ bản giúp cơ thể làm lành vết thương, chống nhiễm khuẩn trong và sau phẫu thuật, hóa chất và xạ trị.

Đây cũng là nguyên liệu bồi phụ lại khối cơ của cơ thể đã mất do quá trình dị hóa. Nó còn giúp tăng khả năng ngon miệng trong khi người bệnh luôn chán ăn, ăn uống kém.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh rất quan trọng với những bệnh nhân ung thư. Điều này giúp cải thiện đáng kể sức đề kháng, đồng thời giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị.

Sau đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư.

Tăng cường dinh dưỡng

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương lưu ý, để đảm bảo dinh dưỡng người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm, bột đường, béo, vitamin, khoáng chất.

Một chế độ ăn khoa học, lành mạnh sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là “cung cấp thêm chất đạm” cho khối u.

Bệnh nhân ung thư tuyệt đối không ăn kiêng

Theo bài viết trên website Bệnh viện Tâm Anh, hiện chưa có bằng chứng nào cho những tuyên bố về một số loại thực phẩm có thể chữa khỏi bệnh ung thư, hoặc một số loại thực phẩm có thể làm cho tình trạng ung thư trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, không cần thiết phải cố gắng ăn hoặc tránh ăn bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào.

Người bị ung thư nên ăn các loại rau củ

Rau củ chính là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân nên bổ sung các loại rau củ chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa trong thực đơn ăn uống. Các loại rau này giúp tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khỏe sau khi thực hiện hóa trị, xạ trị.

Chia nhỏ bữa, ăn thêm bữa phụ

Theo Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, bệnh nhân ung thư thường gặp phải tình trạng chán ăn, ăn kém, lười ăn, không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này dẫn đến tình trạng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể không được cung cấp đủ, gây mệt mỏi, suy nhược và cả việc khiến người bệnh không có đủ sức khỏe để tiếp tục quá trình điều trị.

Vì thế, để có thể giúp tăng cường thêm dinh dưỡng, người bị ung thư nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn thêm bữa phụ bên cạnh ba bữa chính.

Ngoài chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, bệnh nhân ung thư cần hạn chế các loại thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao, không nên ăn các loại cháy, các thực phẩm chế biến sẵn, tránh các chất kích thích rượu, bia, t.huốc l.á. Đồng thời, người bệnh nên duy trì chế độ ăn giảm muối, không dùng dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *