Đông trùng hạ thảo được biết đến là loại dược liệu rất quý và bổ dưỡng, vậy nhưng không phải ai cũng có thể dùng được đông trùng hạ thảo.
Từ lâu đông trùng hạ thảo được biết đến là dược liệu quý trong Y học cổ truyền. Đông trùng hạ thảo có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, vậy nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. Dưới đây là tác dụng của đông trùng hạ thảo và những người không nên dùng đông trùng hạ thảo.
Tổng quan về đông trùng hạ thảo
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Vũ Thanh Tuần cho biết, đông trùng hạ thảo là tên gọi của một loài nấm sinh sôi, phát triển trên một loài sâu non.
Quá trình hình thành nên vị thuốc này vô cùng đặc biệt, đó là vào mùa đông loài nấm Cordyceps sinensis sẽ ký sinh trên cơ thể của loài sâu non thuộc chi Hepialus. Để sinh tồn, loại nấm này sẽ hút hết chất dinh dưỡng từ ấu trùng.
Đến mùa hè, chúng phát triển thành nấm dạng sợi và thoát ra khỏi xác của ấu trùng rồi mọc vươn lên mặt đất, trở thành cây nấm trưởng thành. Vì mùa đông nó là sâu, mùa hè hóa thành nấm nên được gọi là đông trùng hạ thảo.
Từ lâu đông trùng hạ thảo được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc. Phải đến hơn 400 loài đông trùng hạ thảo có xuất xứ từ Trung Quốc, Nepal, Thái Lan, Bhutan và Việt Nam.
Dưới đây là những tác dụng của đông trùng hạ thảo với sức khỏe:
Tăng cường hệ miễn dịch
Đông trùng hạ thảo rất tốt cho việc củng cố hệ miễn dịch thông qua cơ chế kích thích cơ thể tiết ra nhiều chiến binh bạch cầu hơn. Nhờ chức năng này mà sức đề kháng của cơ thể trở nên mạnh mẽ hơn, chống lại những tác nhân có hại nhất là những người có nguy cơ cao bị bệnh viêm gan B hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.
Giải độc gan
Nam giới thường có thói quen uống nhiều bia rượu và đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ cao nam giới mắc những bệnh lý về gan mật. Nếu dùng đông trùng hạ thảo đúng cách sẽ giúp thải độc gan cũng như tăng cường chức năng gan hiệu quả. Cụ thể:
Trong đông trùng hạ thảo chứa hợp chất polysaccharides và cordycepin có khả năng thúc đẩy quá trình thải độc ở gan, hạn chế sự phát triển của các bệnh về gan như nóng gan, suy gan, gan nhiễm mỡ.
Sử dụng đông trùng hạ thảo để bồi bổ cho những người bị xơ gan cũng cho ra kết quả xét nghiệm chức năng gan được cải thiện.
Đông trùng hạ thảo tốt nhưng không phải ai cũng có thể dùng được.
Cải thiện chức năng hệ hô hấp
Đối với hệ hô hấp, đông trùng hạ thảo còn là loại dược liệu có công dụng:
– Giảm thiểu triệu chứng của các cơn hen, bổ phổi, ít phế, giảm đau ngực, thuyên tắc phổi, viêm phổi.
– Loại trừ 2 loại vi khuẩn nguy hiểm gây bệnh viêm phổi là Tuberculosis và Mycobacterium nhờ tác dụng của hoạt chất Cordycepin.
– Kích thích sản xuất nhiều hormone Adrenalin hơn. Đây là một loại hormone có chức năng vận chuyển oxy tới não bộ và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Tốt cho tim mạch
Nhịp tim và quá trình lưu thông khí huyết được ổn định hơn nhờ hoạt chất D-mannitol chứa trong đông trùng hạ thảo.
Bệnh nhân đái tháo đường nên sử dụng đông trùng hạ thảo vì công dụng giảm cholesterol m.áu và hạ đường huyết.
Những người không nên dùng đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. Báo Tổ quốc dẫn lời nhà khoa học, lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết những người dưới đây không nên dùng đông trùng hạ thảo:
T.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, người đang sốt
Đông trùng hạ thảo có tính ấm nên không thể sử dụng cho những bệnh thuần ấm như sốt. Cơ thể t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi có tính nóng cao, vì thế cũng không nên sử dụng.
Người viêm khớp dạng thấp
Nhóm người này nếu sử dụng các món đồ bổ như đông trùng hạ thảo sẽ kích thích gia tăng hoạt động của hệ miễn dịch, khiến cho các dấu hiệu bệnh thêm trầm trọng.
Người bị rối loạn đông m.áu
Với người m.áu khó đông, các hoạt chất Cordyceps trong đông trùng hạ thảo sẽ khiến m.áu càng thêm khó đông và chảy nhiều hơn.
Người chuẩn bị phẫu thuật
Thành phần của đông trùng hạ thảo sẽ làm m.áu khó đông hơn, ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Phụ nữ mang thai các tháng đầu tiên cũng thuộc nhóm đối tượng hạn chế sử dụng đông trùng hạ thảo.
Trên đây là những tác dụng của đông trùng hạ thảo và những người không nên uống đông trùng hạ thảo. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên thì hạn chế dùng đông trùng hạ thảo nhé.
Uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Đông trùng hạ thảo từ lâu được biết đến là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, vậy uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Từ lâu đông trùng hạ thảo được biết đến là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Vậy, uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo còn có tên gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng. Tên khoa học của loài này là Cordyceps sinensis (Berk) Sacc. Chúng thuộc họ Nang khuẩn Ascomycetes họ Nhục tòa khuẩn Hypocreaceae.
Tên đông trùng hạ thảo vì vị thuốc này vào mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ. Sách cổ coi đông trùng hạ thảo bổ ngang nhân sâm.
Đông trùng hạ thảo của Trung Quốc (Cordyceps) là giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ sâu Cánh bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất trong con con vật làm nó c.hết.
Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chồi khỏi mặt đất, nhưng gốc vẫn dính liền với đầu sâu, đào lấy tất cả xác sâu và nấm để dùng.
Đông trùng hạ thảo rất tốt cho sức khỏe.
Tại Trung Quốc, đông trùng hạ thảo thường gặp ở những rừng ẩm ướt các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Tây Khang, Tây Tạng, nhiều ở Tứ Xuyên và tốt nhất ở Tây Tạng.
Uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Bài viết của ThS.BS. Phạm Đức Thắng, BS. Đỗ Thị Ly – Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, theo y học cổ truyền, dược liệu đông trùng hạ thảo vị ngọt, tính ôn, quy vào hai kinh phế và thận, tác dụng ích phế thận, bổ tinh tủy, chữa thần kinh suy nhược, ho kéo dài, lưng gối đau mỏi, liệt dương, di tinh.
Đây là loại dược liệu quý được sử dụng từ lâu đời với nhiều công dụng đặc biệt. Nhiều nghiên cứu chứng minh loại dược liệu này chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp điều hòa miễn dịch, chống lão hóa, chống ung thư, bảo vệ gan, cải thiện chức năng hô hấp, tăng cường chức năng thận, chống loãng xương, điều trị rối loạn đường huyết, rối loạn mỡ m.áu.
Một số bài thuốc có đông trùng hạ thảo
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời ThS.BS Nguyễn Quang Dương – Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh giới thiệu một số món ăn, bài thuốc, trà thuốc… có trùng thảo, bổ dưỡng:
Bài 1: Đông trùng hạ thảo 5g, khoản đông hoa 6g, tang bạch bì 8g, cam thảo 3g, tiểu hồi hương 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Chữa bệnh suy nhược của người già yếu, viêm phế quản mạn tính.
Bài 2: Đông trùng hạ thảo 5g, tục đoạn 10g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g, ngưu tất bắc 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Dùng tốt cho người đau mỏi thắt lưng, k.inh n.guyệt kéo dài, nhạt màu, ra ít, đầu váng mắt hoa.
Bài 3: Thục địa 10g, liên tu 10g, đông trùng hạ thảo 10g, câu kỷ tử 10g, sơn thù 10g, hoài sơn 12g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Chữa liệt dương, di tinh.
Món ăn, trà thuốc, rượu thuốc có đông trùng hạ thảo
– Thịt gà hầm đông trùng hạ thảo: Đông trùng hạ thảo 10g, thịt gà ác 200g hầm nhừ, thêm gia vị. Chia ăn 1-2 lần trong ngày.
Công dụng: Dùng tốt cho người bị thiếu m.áu, liệt dương, di tinh.
– Trà đông trùng hạ thảo: Đông trùng hạ thảo 10 cọng cho vào ấm trà, đổ nước sôi trong 10 phút. Uống trà hàng ngày.
Công dụng: Mát phổi, ích khí tráng dương dùng cho người liệt dương, di tinh.
– Rượu đông trùng hạ thảo: Đông trùng 100g, kỷ tử 50g, ngâm với 7 lít rượu 40o sau 10 ngày có thể dùng được. Ngày 1 lần buổi tối 30ml.
Công dụng: Chữa chứng đau lưng, mỏi gối…
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi “Uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?”. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.