Đề phòng nguy cơ bỏng ở trẻ nhỏ

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí ( Quảng Ninh) vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi 14 t.uổi nhập viện do bỏng 2 cẳng tay.

de phong nguy co bong o tre nho fc3 7052572

Trẻ nhập viện trong tình trạng bỏng nặng 2 cẳng tay, Ảnh: BVCC

Được biết trước đó tại gia đình, bệnh nhi có giã bột diêm bằng cối. Không may ngọn lửa bùng cháy khiến bệnh nhi bị bỏng 2 cẳng tay và phải đến bệnh viện để cấp cứu.

Bệnh nhi nhập viện với chẩn đoán bỏng độ I, II cẳng tay trái và cẳng tay phải. Hiện bệnh nhi đang được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.

Theo các bác sĩ, với bản tính tò mò, trẻ hay tự tìm hiểu và học theo những trò chơi, cách làm không đúng nên rất dễ gặp các tai nạn như bỏng, điện giật, hóc sặc… Trong đó, bỏng là một trong những tai nạn thường gặp.

Bỏng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như để lại sẹo, các di chứng như co kéo cơ, tàn phế suốt đời, thậm chí có thể khiến trẻ t.ử v.ong.

Do vậy, các bậc phụ huynh và gia đình cần quan tâm, nhắc nhở trẻ khi vui chơi. Cần loại bỏ các vật dụng sắc nhọn, dễ cháy nổ ở gần trẻ. Tùy theo mức độ bị bỏng và nguyên nhân gây bỏng, sẽ có cách giải quyết khác nhau.

Hãy đưa trẻ đến viện để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn hướng điều trị để hạn chế tối đa những hậu quả khi bị bỏng.

Bỏng niêm mạc miệng vì ăn củ ráy chữa đau xương khớp

Mới đây, một người phụ nữ 54 t.uổi ở Đông Triều, Quảng Ninh đã phải nhập viện trong tình trạng bỏng niêm mạc miệng, lưỡi, nuốt đau sau khi ăn củ ráy theo thông tin trên mạng.

bong niem mac mieng vi an cu ray chua dau xuong khop 118 7031781

Hình ảnh cây và củ ráy. Ảnh: Minh Nhật

Theo người bệnh, do mắc bệnh đau xương khớp, bà đã đọc được thông tin trên mạng cho rằng củ ráy có tác dụng chữa bệnh này. Bà mua củ ráy về luộc chín và ăn. Sau khi ăn, bà cảm thấy đau rát vùng miệng, lưỡi, nuốt đau nên đã đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí khám. Tại đây, bà được xác định bỏng niêm mạc họng miệng.

Các bác sĩ cho biết, củ ráy có chứa chất gây ngứa, khi tiếp xúc với niêm mạc miệng, lưỡi sẽ gây nóng rát, viêm. Nếu ăn nhiều, người ăn có thể bị sưng môi, lưỡi, khó nói, khó nuốt.

Trong trường hợp của người phụ nữ này, do số lượng củ ráy ăn ít nên chỉ gây bỏng niêm mạc miệng, lưỡi. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều hơn, lâu hơn thì có thể gây bỏng niêm mạc thực quản, dạ dày, dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Trước tình trạng nhiều người dân sử dụng các bài thuốc dân gian, truyền miệng hay các bài thuốc trên mạng để chữa bệnh, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần thận trọng. Những bài thuốc này chưa được khoa học kiểm chứng về dược tính, hiệu quả. Đa số những người bệnh sử dụng các bài thuốc này bệnh tình không thuyên giảm mà lại kéo theo nhiều tác dụng phụ, thậm chí làm cho bệnh càng nghiêm trọng hơn.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người dân nên đến bệnh viện thăm khám, lắng nghe tư vấn và sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *