Thời tiết thay đổi thất thường khiến nhiều người cảm thấy đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi.
Đau nhức đầu có phải là dấu hiệu đột quỵ sớm?
Những cơn đau đầu như sét đ.ánh (thunderclap headaches) có thể cảnh báo nhiều tình trạng sức khỏe nguy hiểm, trong đó có đột quỵ nếu cơn đau đầu dữ dội xuất hiện một cách đột ngột và kèm theo các triệu chứng khác. Dưới đây là một số thông tin mà bạn cần biết nếu đang băn khoăn, đau nhức đầu có phải dấu hiệu đột quỵ sớm hay không.
1. Đột quỵ gây đau đầu như thế nào?
Đột quỵ là một trường hợp cấp cứu khi có sự gián đoạn hoặc giảm mạnh lưu lượng m.áu đến não, khiến các tế bào não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, dẫn đến c.hết tế bào não. Có hai loại đột quỵ chính là đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ, khi mà một cục m.áu đông chặn dòng m.áu đến một phần của não và đột quỵ xuất huyết não, khi mà một mạch m.áu trong não bị vỡ, gây c.hảy m.áu trong não. Thông thường bệnh nhân bị đột quỵ xuất huyết não chỉ bị đau đầu dữ dội và đột ngột – như một triệu chứng.
Một cơn thiếu m.áu cục bộ thoáng qua (TIA) là tình trạng gián đoạn tạm thời lưu lượng m.áu trong não, đôi khi được gọi là một cơn đột quỵ nhỏ. TIA xuất hiện đột ngột và trở lại bình thường khá nhanh, kéo dài khoảng 5 phút (một số ít có thể kéo dài tới 24 giờ).
Mặc dù gọi là đột quỵ nhỏ nhưng chẩn đoán TIA không dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bao gồm cả đau nhức đầu. Và cho dù các triệu chứng của TIA nhẹ đến đâu thì người bệnh sẽ được điều trị giống như đột quỵ bình thường và có thể coi đây là dấu hiệu cảnh báo sớm về đột quỵ hoàn toàn.
Đột quỵ gây đau đầu như thế nào? (Ảnh: Internet)
2. Đau đầu do đột quỵ là cảm giác như thế nào?
Mọi người thường mô tả cơn đau đầu do đột quỵ là cơn đau đầu rất nặng, khủng khiếp, ập đến nhanh chóng trong vòng vài giây hoặc vài phút. Vị trí của cơn đau đầu phụ thuộc vào khu vực xảy ra đột quỵ:
– Những cơn đột quỵ bắt đầu từ động mạch cảnh có thể gây đau đầu ở trán
– Đột quỵ ở động mạch cột sống lưng có thể gây đau ở phía sau đầu.
Hiếm khi đột quỵ gây đau nửa đầu. Đau nửa đầu là cơn đau xuất hiện dần dần và có xu hướng đau nhói lên kèm theo một số triệu chứng về cảm giác nhất định trước khi cơn đau đầu xảy ra như ngứa ran trên da hay nhìn thấy ánh sáng lóe lên. Còn đau đầu do đột quỵ xảy ra nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, có xu hướng ổn định và bắt đầu mà không có dấu hiệu cảnh báo nào.
Các triệu chứng đột quỵ khác đi kèm với đau đầu
Khi đau đầu do đột quỵ xảy ra, một người sẽ có các dấu hiệu đột quỵ khác đi kèm chẳng hạn:
– Cảm thấy yếu hoặc tê ở một bên cơ thể
– Méo miệng
– Khó nói
– Nói lắp
– Tầm nhìn song thị, nhìn mờ
– Khó khăn trong việc giữ thăng bằng hoặc đi lại.
Nếu bạn bị đau đầu dữ dội, đột ngột và không giống với bất kì cơn đau nào mà bạn gặp phải trước đây hoặc có các dấu hiệu liên tưởng tới đột quỵ kể trên, đừng trì hoãn, hãy nhanh chóng liên hệ để được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Mọi người thường mô tả cơn đau đầu do đột quỵ là cơn đau đầu rất nặng, khủng khiếp, ập đến nhanh chóng trong vòng vài giây hoặc vài phút (Ảnh: Internet)
Ngay cả khi bạn không bị đột quỵ nhưng một cơn đau đầu đột ngột xảy ra với cảm giác cực kì đau đớn có thể là dấu hiệu của các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khác, ví dụ như c.hảy m.áu hoặc n.hiễm t.rùng não cũng cần được cấp cứu ngay lập tức.
3. Xử lý khi cơn đột quỵ xảy ra
Sơ cứu đột quỵ càng nhanh càng tốt là nguyên tắc tiên quyết để giảm tổn thương não cho bệnh nhân bị đột quỵ.
Điều đầu tiên, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu và ghi lại thời gian xuất hiện các triệu chứng xuất hiện để nhân viên y tế có thể can thiệp phù hợp. Sau đó để người bị đột quỵ nằm nghiêng sang một bên với đầu hơi ngẩng cao để đề phòng trường hợp nôn ói. Tuy nhiên nếu bệnh nhân bị ngã và có chấn thương đầu cổ thì tuyệt đối không được di chuyển người bệnh. Hãy để nhân viên y tế chịu trách nhiệm di chuyển người bệnh nhằm không gây ra thêm bất kỳ thương tổn nào.
Đừng quên kiểm tra nhịp tim, nhịp thở của người bệnh. Trong trường hợp nhịp thở của người bị đột quỵ đang có xu hướng yếu dần, hãy nhanh chóng hô hấp nhân tạo đồng thời nới lỏng quần áo, khăn quàng, cà vạt và thắt lưng để người bệnh được dễ chịu hơn.
Kiểm tra xem người bệnh có đang bị hạ thân nhiệt không, nếu có bạn có thể đắp cho họ một chiếc chăn mỏng hoặc áo khoác mỏng.
Trong quá trình sơ cứu người bị đột quỵ, nếu người bệnh còn tỉnh táo, bạn có thể trò chuyện để tránh cho họ mê man, giúp não tỉnh táo và giảm nguy cơ rơi vào hôn mê sâu.
Người bị đột quỵ cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt (Ảnh: Internet)
Không nên làm gì khi cơn đột quỵ xảy ra?
Khi xảy ra đột quỵ, có một số việc bạn không nên làm để tránh gây hậu quả nghiêm trọng hơn:
– Không để người bị đột quỵ nằm phẳng và không nâng cao đầu, vì điều này có thể làm tăng áp lực trong não
– Không cho người bệnh uống nước hoặc ăn gì cả bởi đột quỵ có thể gây khó khăn với việc kiểm soát các cơ bắp, bao gồm khả năng nuốt. Nếu có ai đó bị đột quỵ, khi cho ăn có thể có nguy cơ mắc nghẹn, ngay cả nước cũng có thể nguy hiểm trong tình huống này
– Không sử dụng các loại thuốc, kể cả aspirin, trừ khi được chỉ định cụ thể bởi nhân viên y tế, vì nó có thể l.àm t.ình trạng nặng thêm nếu đột quỵ do c.hảy m.áu
– Không mất thời gian chần chừ, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức
– Không thử các phương pháp điều trị tại nhà hoặc chữa đột quỵ theo dân gian mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chẳng hạn như xoa bóp, nắn chỉnh cơ thể
– Không bỏ qua các triệu chứng, kể cả khi chúng xuất hiện rồi biến mất chẳng hạn như lệch (méo) mặt, yếu hoặc tê một bên cơ thể, khó nói hoặc nói không rõ ràng, nhầm lẫn, khó hiểu, đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân, khó đi lại hay mất thăng bằng
– Không di chuyển người bệnh trừ khi họ đang ở trong môi trường nguy hiểm để tránh các tổn thương thêm.
Nhìn chung, đau đầu là một trong những triệu chứng có thể xảy ra khi có một cơn đột quỵ, nhưng không phải mọi trường hợp đau đầu đều liên quan đến đột quỵ. Triệu chứng đau đầu do đột quỵ thường đột ngột, rất nặng và khác biệt so với các loại đau đầu thông thường mà người bệnh có thể đã trải qua trước đây. Nếu nghi ngờ bản thân bị đau đầu do đột quỵ, bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu và thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nhiều người dân còn chưa biết về bệnh đột quỵ
BS CKI Nguyễn Quốc Thành, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh cho biết, năm 2023, bệnh viện tiếp nhận 900 bệnh nhân bị đột quỵ, trong đó 826 trường hợp bị nhồi m.áu não.
Độ t.uổi trung bình của các bệnh nhân là 65, tuy nhiên có những ca mới 30 t.uổi.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thành kiểm tra chức năng vận động của ông C. sau khi được cấp cứu qua cơn nguy hiểm
Đáng lưu ý, chỉ có 176 ca đột quỵ nhập viện cấp cứu trong giờ “vàng”, tức là trong vòng 4,5 giờ đồng hồ kể từ khi xuất hiện triệu chứng của bệnh đột quỵ, còn lại vào bệnh viện trễ. Nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân chưa biết về bệnh đột quỵ.
Đang chăm sóc chồng là N.M.C., 50 t.uổi bị đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, bà Nguyễn Thị Yến Ly (xã Hàng Gòn, TP.Long Khánh) cho hay, khoảng 2 giờ rưỡi sáng, bà nghe thấy chồng la ú ớ, giơ tay, giơ chân, mắt trợn ngược. Do chưa từng nghe và không biết các triệu chứng của bệnh đột quỵ, bà Ly tưởng chồng bị trúng gió nên lấy dầu gió xoa cho chồng. Nhưng càng được xoa dầu, chân tay chồng càng yếu dần, không nói được nữa. Vội vàng chạy đi hỏi người thân, bà Ly mới biết chồng bị đột quỵ và đưa vào bệnh viện cấp cứu.
“Thấy chồng yếu liệt nửa bên người, không nói được, tôi vô cùng lo sợ, không biết bệnh viện có chữa trị được không. Rất may được các bác sĩ tư vấn tận tình, cấp cứu khẩn cấp, sau vài ngày, sức khỏe của chồng tôi đã cải thiện” – bà Ly nói.
Theo BS Nguyễn Quốc Thành, ông C. bị bệnh cao huyết áp nhưng chủ quan nên uống thuốc không đều. Những ngày vừa qua, thời tiết trở lạnh làm co mạch dẫn đến tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định. Ngoài ra, bệnh nhân cũng thường xuyên làm việc nặng, có yếu tố nguy cơ là uống nhiều rượu gây viêm gan do rượu. Tất cả các yếu tố trên cộng lại gây ra tình trạng xuất huyết não.
Sau khi tiếp nhận bệnh, các bác sĩ đã khẩn trương cấp cứu, kiểm soát huyết áp, chống phù não tốt nên bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm, chỉ còn yếu nhẹ nửa người bên phải. Bệnh nhân sẽ được tập vật lý trị liệu để có thể trở về cuộc sống sinh hoạt đời thường. Tuy nhiên, để tránh tái phát đột quỵ, bệnh nhân cần đi khám sức khỏe định kỳ, uống thuốc huyết áp đều đặn, bỏ rượu bia, t.huốc l.á.
BS Thành khuyến cáo, người dân khi có các triệu chứng của bệnh đột quỵ cần nhanh chóng đến các bệnh viện có điều trị bệnh đột quỵ để được cấp cứu kịp thời. Đồng Nai hiện có 5 bệnh viện có thể điều trị được bệnh đột quỵ gồm: Đa khoa Đồng Nai, Đa khoa Thống Nhất, Đa khoa khu vực Long Khánh, Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai, Đa khoa khu vực Định Quán. Người dân ở gần bệnh viện nào thì khẩn trương đến bệnh viện đó, không nên chần chừ hay chuyển bệnh nhân đến những cơ sở không thể điều trị được bệnh đột quỵ, tránh mất thời gian vô ích.