Căn bệnh truyền nhiễm hay tái đi tái lại ở trẻ

Trẻ đã khỏi bệnh tay chân miệng nhưng tiếp xúc với nguồn lây vẫn có nguy cơ mắc, bởi miễn dịch ở t.rẻ e.m đối với bệnh này không bền vững.

can benh truyen nhiem hay tai di tai lai o tre c2b 7080359

Trẻ bị tay chân miệng có nguy cơ tái nhiễm này không phòng ngừa đúng cách. Ảnh: Shutterstock.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, lây từ người sang người do một nhóm siêu vi đường ruột, có thể tạo thành dịch. Bệnh chủ yếu theo đường tiêu hóa từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.

Tay chân miệng có thể gặp quanh năm, nhưng xu hướng tăng cao từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, thường gặp ở trẻ dưới 5 t.uổi.

Theo bác sĩ Trần Ngọc Lưu, khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), trẻ đã khỏi bệnh tay chân miệng nhưng nếu tiếp xúc với nguồn lây vẫn có nguy cơ mắc bệnh, bởi miễn dịch ở t.rẻ e.m đối với bệnh này không bền vững.

Ở thể nặng, bệnh có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở não bộ như viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não, hay các biến chứng khác về tim mạch và hô hấp. Đây là các biến chứng rất nguy hiểm của bệnh.

Khi phụ huynh phát hiện con có những dấu hiệu sốt, loét miệng, nổi hồng ban mụn nước ở các vị trí lòng bàn tay hay lòng bàn chân, ngủ giật mình chới với… cần đưa con đến khám tại các cơ sở y tế.

Đặc biệt, phụ huynh cần theo dõi tái khám mỗi ngày, diễn tiến nặng của bệnh thường âm thầm, thông thường có những biểu hiện như sốt cao liên tục khó hạ, giật mình hơn 3 lần/giờ hoặc 2 lần/30 phút. Trẻ bị ói nhiều, co giật hay tay chân run, đi loạng choạng, thở nhanh, tím tái, lơ mơ… phải báo ngay cho bác sĩ.

Do chưa có vaccine tay chân miệng, phụ huynh có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Nếu trẻ mắc bệnh, nên cho con nghỉ học để tránh lây lan cho các bạn cùng lớp.

Phụ huynh nên giữ vệ sinh môi trường sống, khử khuẩn bề mặt tiếp xúc và đồ chơi của trẻ; Thường xuyên rửa tay, nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người lớn nên rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, tã, chăm sóc trẻ, cũng như xử lý phân, dịch tiết.

Lo ngại gia tăng số ca tay chân miệng

Bác sĩ Vương Quang Thắng, Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bà Rịa) cho hay, thời điểm này năm ngoái, khoa không có bệnh nhân tay chân miệng (TCM).

Ngược lại, năm nay, khoa đã tiếp nhận và điều trị nội trú cho nhiều ca mắc TCM, có ngày 14 ca. Đây là một sự khác thường, dự báo có khả năng số ca mắc bệnh TCM sẽ gia tăng trong thời gian tới. Vì vậy, phụ huynh không được chủ quan, xem nhẹ căn bệnh này.

lo ngai gia tang so ca tay chan mieng 279 7022027

Bác sĩ Vương Quang Thắng khám cho một trường hợp mắc TCM.

Hiện tại, bệnh TCM chưa có vắc xin phòng ngừa. Trong khi đó, bệnh diễn tiến nhanh, khó lường, nếu không được phát hiện, can thiệp kịp thời dễ gây các biến chứng nguy hiểm như viêm não, thậm chí gây t.ử v.ong cho người bệnh.

Trước sự phức tạp của bệnh TCM, khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ của Khoa Nhi sẽ kiểm tra và khám kỹ cho từng trường hợp, không bỏ sót dấu hiệu của bệnh. Khoa còn phát các tờ rơi tuyên truyền giúp phụ huynh nhận diện các dấu hiệu bất thường của trẻ và báo ngay cho nhân viên y tế để được xử lý kịp thời.

Bác sĩ Vương Quang Thắng khuyến cáo, phụ huynh phòng bệnh TCM cho trẻ bằng các biện pháp như: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; vệ sinh sạch sẽ đồ chơi và nơi sinh hoạt; không cho trẻ ngậm đồ chơi, mút tay; thực hiện ăn chín, uống sôi và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Ngoài ra, mỗi khi trẻ đi học về, phụ huynh phải quan sát và kiểm tra sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, khi trẻ sốt cao đột ngột, không đáp ứng với thuốc hạ sốt và có những tổn thương ở miệng, nổi dạng phỏng nước ở tay, chân… thì đưa con đến các cơ sở để khám và được chẩn đoán sớm bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *