Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, thời tiết giá lạnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, đặc biệt là người già, t.rẻ e.m, những người có bệnh mãn tính về hô hấp, xương khớp, tim mạch, huyết áp…; Đồng thời cảnh báo tai nạn bỏng lửa, ngộ độc khí CO do sưởi ấm bằng than, củi trong không gian kín…
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế chiều ngày 22/12 đã có văn bản về việc tăng cường công tác phòng chống rét cho người bệnh và người nhà người bệnh gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và trường đại học; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành (khu vực từ Thừa Thiên Huế trở ra và các tỉnh Tây Nguyên).
Hiện nay, thời tiết tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ đang xuống thấp, dự kiến sẽ có những ngày rét đậm trong mùa đông năm nay và những tháng đầu năm 2024.
Các y bác sĩ thăm khám, điều trị người bệnh bị đột quỵ do trời rét tại Bệnh viện E Ảnh: Thanh Xuân
Để giảm thiểu tác hại thời tiết đối với sức khỏe nhân dân, người bệnh và người nhà chăm sóc người bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh, tại văn bản số 1808/KCB-QLCL&CĐT, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và trường đại học; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành (khu vực từ Thừa Thiên Huế trở ra và các tỉnh Tây Nguyên) quan tâm thực hiện các nội dung cụ thể:
Các cơ sở khám, chữa bệnh bảo đảm bố trí đầy đủ cơ số thuốc cấp cứu, đủ giường bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp như các bệnh tim mạch, đột quỵ, viêm đường hô hấp cấp… có nguy cơ xảy ra nhiều hơn trong thời tiết giá lạnh. Đặc biệt cần tăng cường tập huấn kỹ năng chẩn đoán, xử trí bệnh đột quỵ, đ.ánh giá tình trạng bệnh và nguy cơ để chuyển viện cứu chữa kịp thời trong “giờ vàng”.
Cùng đó, các cơ sở khám, chữa bệnh bảo đảm việc phòng, chống rét cho người bệnh trong quá trình khám, chữa bệnh tại bệnh viện: nơi xếp hàng chờ khám, khoa khám bệnh, chẩn đoán hình ảnh, buồng bệnh… cần bảo đảm kín gió, có đủ chăn đệm, lò sưởi và phương tiện giữ nhiệt độ phù hợp như yêu cầu của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện 2.0.
Đồng thời thực hiện phòng, chống rét cho người nhà người bệnh hợp lý, không để người nhà người bệnh nằm trên sàn nhà lạnh, hành lang hoặc ghế đá ngoài trời, gây nguy hại đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, phối hợp với các đơn vị thực hiện tuyên truyền cho người dân địa phương về nguy cơ của thời tiết tới sức khỏe, tăng cường phòng chống rét đặc biệt các đối tượng người già và t.rẻ e.m; nhà cửa được che chắn kỹ, bảo đảm quần áo đủ ấm. Cảnh báo để người dân biết về các tai nạn do sưởi như bỏng lửa, ngộ độc khí CO do sưởi ấm bằng than, củi trong không gian kín.
Bộ Y tế đề nghị tăng cường truyền thông, cảnh báo để người dân biết về các tai nạn do sưởi như bỏng lửa, ngộ độc khí CO do sưởi ấm bằng than, củi trong không gian kín.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị các Sở Y tế các tỉnh, thành phố giám sát chặt chẽ việc thực hiện phòng chống rét, kiểm tra các phương tiện phục vụ người bệnh trong các đợt kiểm tra bệnh viện Quý I năm 2024; tổng hợp số liệu do ảnh hưởng của thời tiết và báo cáo các diễn biến bất thường để kịp giải quyết…
5 thực phẩm rút cạn canxi trong cơ thể, ăn càng nhiều xương càng giòn, dễ gãy
Tiêu thụ những loại thực phẩm này thường xuyên sẽ làm canxi trong cơ thể bị sụt giảm, gây ảnh hưởng không tốt tới xương khớp.
Thực phẩm nhiều muối
Các món như dưa chua, giăm bông, mì gói… tuy hấp dẫn nhưng lại không phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chúng có chứa hàm lượng natri lớn hơn nhu cầu của cơ thể. Natri chính là thủ phạm làm thiếu hụt canxi trong xương. Ăn mặn trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Nghiên cứu cho thấy cứ 1000mg natri được cơ thể chuyển hóa thì có 26mg canxi sẽ được bài tiết cùng lúc. Như vậy, việc tiêu thụ nhiều natri sẽ làm đẩy nhanh quá trình mất canxi của cơ thể.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Á Thái Bình Dương vào tháng 12/2016 cho thấy nam giới Trung Quốc có thói quen ăn mặn dễ bị loãng xương.
Một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ 5 gram muối/ngày (theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới).
Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo có thể dẫn tới một số vấn đề sức khỏe, trong đó có việc cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể cũng như đẩy nhanh quá trình mất canxi. Về lâu dài, nó sẽ dẫn tới việc loãng xương và các tác động tiêu cực khác đối với sức khỏe của xương.
Dù ở độ t.uổi nào, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có chứa chất béo. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo quen thuộc trong đời sống hàng ngày có thể kể đến là đồ chiên rán, nội tạng động vật, thịt mỡ…
Nước ngọt
Các loại nước ngọt có thể mang lại cảm giác sảng khoái, giải khát nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Uống nhiều nước ngọt có gas được chứng minh là có liên quan đến việc giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ vào tháng 9/2014 cho thấy những người tham gia nghiên cứu sử dụng nước ngọt có gas có nguy cơ bị gãy xương hông cao hơn so với những người không uống.
Một nghiên cứu khác được đăng tải trên Tạp chí Advances in Nutritione tháng 1/20177 cho thấy việc cắt giảm nước ngọt cùng với các thực phẩm như bánh ngọt, món tráng miệng, đồ chiên rán, thịt chế biến sẵn… đều mang lại tác động tích cực đối với sức khỏe của xương.
Cà phê
Cà phê là loại đồ uống yêu thích của nhiều người. Nó mang lại sự tỉnh táo nhờ chứa caffein. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều cà phê có thể gây ảnh hưởng đến canxi trong cơ thể. Nguyên nhân là do chất caffein có khả năng kích thích, làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi ở ruột cũng như làm tăng tốc độ bài tiết canxi của cơ thể.
Do đó, bạn chỉ nên tiêu thụ cà phê với một lượng vừa phải.
Các loại thực phẩm giàu axit folic
Các thực phẩm giàu axit folic cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc hấp thu canxi của cơ thể. Axit folic kết hợp với canxi trong cơ thể tạo thành kết tủa không hòa tan hoặc tạo thành muối canxi dạng rắn. Điều này khiến cơ thể không thể hấp thu canxi và về lâu dài sẽ dẫn đến thiếu hụt canxi.
Một số thực phẩm giàu axit folic mà bạn cần chú ý là rau chân vịt, măng, bông cải xanh, măng tây, rau diếp… Khi đang bổ sung canxi thì nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này. Tất nhiên, nếu bạn ăn những thực phẩm giàu axit folic một cách hợp lý thì cơ thể vẫn nhận được rất nhiều lợi ích.