Vỏ bưởi giàu vitamin, có nhiều công dụng như: Chống rụng tóc, chống lão hóa, giảm mỡ m.áu, thanh lọc cơ thể, giảm ho và bệnh liên quan đến hô hấp…
Bưởi là loại trái cây chứa cực nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong đó, bưởi đào, bưởi đỏ có lượng beta-carotene và lycopene dồi dào. Chúng có tác dụng chuyển hóa vitamin A bảo vệ các tế bào. Bên cạnh đó, bưởi giàu vitamin, các khoáng chất hữu ích giúp tăng sức đề kháng và cấp ẩm cho da.
Ảnh minh họa
Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ, một quả bưởi mua về chúng ta có thể tận dụng được tất cả các bộ phận. Chẳng hạn như phần cùi có thể ăn trực tiếp, làm mứt, ép nước. Phần cùi trắng mang làm chè bưởi. Phần vỏ bưởi có thể tận dụng phơi khô hãm trà, làm mứt hoặc có thể dùng như một dược liệu để làm đẹp và chữa bệnh.
Về dinh dưỡng, vỏ bưởi chứa một lượng dinh dưỡng nhất định, chẳng hạn như vitamin C, chất xơ, khoáng chất. Nó cũng có nhiều công dụng như làm ẩm phổi và giảm ho, thanh nhiệt và giải độc, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa. Ngoài ra vỏ bưởi còn rất giàu flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa mạnh và giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư.
6 công dụng tuyệt vời của vỏ bưởi, có thể bạn chưa biết
Làm đẹp da
Với một lượng vitamin A và C cao, vỏ bưởi giúp duy trì được độ ẩm trong da, bảo vệ da không bị khô, nếp nhăn và mụn trứng cá. Ngoài ra, vỏ bưởi sẽ giảm được tỉ lệ xuất hiện tàn nhang do việc tăng sắc tố cũng những vấn đề khác do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, trong vỏ bưởi có chứa lycopene nên giúp ngăn ngừa ung thư da do tia cực tím gây ra.
Làm đẹp tóc
Trong vỏ bưởi có hàm lượng tinh dầu lớn có khả năng dưỡng tóc rất tốt, giúp cho tóc bớt rụng, đồng thời giúp tóc óng mượt, mềm mại và chắc khỏe hơn. Ngoài ra, việc dùng vỏ bưởi để gội đầu không chỉ giúp làm sạch da đầu, kích thích tóc mọc nhanh mà còn tốt cho dây thần kinh vùng não.
Ảnh minh họa
Chữa hôi miệng
Vitamin C và tinh dầu có trong vỏ bưởi là những thành phần có khả năng chống hôi miệng một cách hiệu quả. Lấy vỏ bưởi đã phơi khô đun với ít nước kèm theo vài hạt muối. Dùng nước này để súc miệng sẽ khiến mùi hôi nhanh chóng biến mất.
Chữa ho, khan tiếng
Ho, khan tiếng là những triệu chứng thường gặp ở mọi đối tượng có thể do biến đổi thời tiết hoặc do tác động từ môi trường sống. Vỏ bưởi chính là vị thuốc hữu hiệu cho việc điều trị ho khan. Trong thời gian bị bệnh, nên nấu nước vỏ bưởi để uống hàng ngày, có thể dùng vỏ tươi hoặc khô sẽ thấy tình trạng ho khan được cải thiện.
Giảm mỡ m.áu
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, bên trong thành phần vỏ bưởi có chứa hàm lượng tinh dầu và hoạt chất flavonoid neohesperidin, loại hợp chất này có khả năng giúp chống oxy hóa tốt. Ngoài ra, flavonoid còn hỗ trợ bảo vệ các tế bào gan, mật và giảm cholesterol cũng như giảm thiểu hấp thụ cholesterol xấu.
Tăng sức đề kháng
Bưởi là một trong những loại trái cây có hàm lượng vitamin C dồi dào. Đây chính là dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong vỏ bưởi có khả năng chống lại các căn bệnh như hen suyễn, viêm khớp, giảm stress,…
Nấu nước vỏ bưởi đúng cách
Ảnh minh họa
Bước 1: Thái vỏ bưởi thành sợi nhỏ, sau đó mang phơi nắng. Lưu ý không nên phơi dưới trời nắng gắt.
Bước 2: Sau khi vỏ bưởi đã được phơi khô, đun vỏ bưởi cùng 3 lít nước trong khoảng 15 phút, lưu ý lửa ở mức nhỏ.
Bước 3: Sau khi đã đun sôi, cho nước vào bình thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh và uống dần.
Lưu ý: – Vỏ bưởi rất dễ có hóa chất, nên cầm ngâm rửa sạch. Khi nấu nước vỏ bưởi cần nấu chín, vì khi chưa chín, axit trong vỏ bưởi chưa được chuyển hóa hết sẽ làm tổn hại đến sức khỏe của dạ dày.
Uống nước vỏ bưởi đúng cách
– Nên uống trước bữa sáng, trưa và tối khoảng 30 phút. Liều lượng khoảng 200 – 300ml nước vỏ bưởi. Ngoài ra, có thể uống thay nước khi khát.
– Tránh uống nước vỏ bưởi trước khi đi ngủ.
– Nếu như đang trong thời gian điều trị bệnh lý và có uống thuốc thì trước khi uống bưởi bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Bài thuốc từ hành lá
Hành lá là gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, hành lá từ lâu cũng được sử dụng như một dược liệu chữa nhiều bệnh mà có thể bạn chưa biết.
Hành lá còn gọi là hành hoa, hành hương, thông bạch. Tên khoa học là Allium fistulosume L. Thuộc họ hành. Hành là cây thân thảo, sống lâu năm, có mùi đặc biệt. Một cây hành có từ 5-6 lá, hình trụ rỗng, phía gốc lá phình to, trên đầu thuôn nhọn, rễ cây hình bóng đèn, kéo dài, phía dưới có chùm rễ màu trắng.
Hành có vị cay, không độc, quy kinh phế, vị, tác dụng phát hàn, sơ phong, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, sát trùng, trợ tiêu hóa.
1. Bài thuốc từ hành lá
– Giải cảm : Hành lá 10g, tía tô 10g, hai vị đem thái nỏ, lòng đỏ trứng gà 2 quả. Nấu cháo trắng rồi cho hành hoa, tía tô, trứng vào đ.ánh đều lên, ăn khi cháo còn nóng giúp ra mồ hôi, giải cảm.
– Chữa ho: Hành lá 60g, gừng tươi 10g. Cho nguyên liệu vào nồi đun sôi, sau đó xông miệng, mũi ngày 2 lần sáng- chiều, trong 5-7 ngày.
– Trị bí tiểu tiện: Rửa sạch 4 khóm hành lá, giã nát, sao nóng chườm ở bụng dưới. Nếu thấy hành lá đã nguội thì thay gói khác. Ngoài ra, có thể uống kèm nước râu ngô giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Cháo hành lá giải cảm.
– Trị đau thần kinh liên sườn : 100g hành lá tươi, 2 củ gừng sống, 3 miếng củ cải trắng. Giã nát tất cả nguyên liệu, sao nóng bọc vào túi vải đắp lên chỗ đau, ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút, trong 5-7 ngày.
– Trị mụn trứng cá : Lấy một nắm hành lá đem rửa sạch, đợi ráo nước rồi giã lấy phần tinh chất (phần tinh chất là phần nước hành trộn với một thìa mật ong. Hỗn hợp thu được đem đắp lên vùng da mặt đã được làm sạch, để yên trong 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước. Duy trì 3 ngày/tuần, trong 1 tháng giúp cải thiện mụn rõ rệt.
– Chữa viêm khớp: Củ hành to 60g, gừng già 15g. Giã nát nguyên liệu rồi cho rượu trắng vừa đủ đ.ánh đều, đắp vào chỗ đau ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút trong 5-7 ngày.
Hành lá kết hợp với gừng giúp giảm đau do viêm khớp.
– Chữa khàn tiếng : Ăn củ hành sống (1 củ/ngày) hoặc giã 1 nắm hành củ, bọc vải đắp lên cổ ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút trong 7-10 ngày.
– Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Lấy vài cây hành lá còn nguyên rễ đem rửa sạch, giã nhuyễn cùng với 30g lưu hoàng sau đó đắp lên bụng trẻ, dùng băng cố định lại trong khoảng 8 giờ rồi tháo ra. Việc này có tác dụng tán hàn, thông khí huyết bàng quang, trị đái dầm nhanh chóng.
– Chữa đau bụng do lạnh, chân tay lạnh, đại tiện phân nát: Giã dập hành cả rễ và lá, để hành đã giã lên bụng, lăn chai nước nóng lên trong khoảng 20 phút. Đun thêm nước gừng khô uống nóng.
Hành lá có nhiều công dụng chữa bệnh.
2. Lưu ý khi sử dụng hành lá
– Người có cơ địa bốc hỏa nóng bừng mặt, dương thịnh chân tay ấm, bị tăng huyết áp, đau đầu không nên dùng nhiều hành lá.
– Không kết hợp hành lá với mật ong do sinh ra chất gây hại cơ thể.
– Tránh ăn quá nhiều hành lá trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ tóc bạc sớm, cản trở ra mồ hôi, viêm dạ dày nặng hơn.
– Khi lựa chọn hành lá phải chọn cây có lá sáng màu và giòn không bị dập nát, hư hỏng.
– Phụ nữ có kinh sớm, kinh nhiều không nên ăn nhiều hành lá.
– Không dùng cho trường hợp dị ứng với vị thuốc, khi sử dụng có triệu chứng ngứa họng phát ban đỏ phải dừng ngay và đến khám cơ sở y tế kịp thời.