Người mang gene di truyền hoặc vì đột biến xuất hiện đa polyp trong đại trực tràng có nguy cơ mắc ung thư rất lớn, thường trước t.uổi 40.
Gia đình tôi có người vừa qua đời vì mắc căn bệnh ung thư đại trực tràng, tôi nghe nói bệnh có thể di truyền. Liệu điều đó có chính xác? ( Trần Thị Lan, Nam Định)
Bác sĩ Bùi Quang Lộc, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, (Hà Nội) tư vấn:
Bình thường tế bào nhân lên bình thường có sự kiểm soát của gene. Khi gene đột biến tế bào nhân lên bất thường, nhân lên vô hạn độ, người ta gọi là ung thư và có thể xâm lấn và di căn tới cơ quan khác.
Mỗi năm, Việt Nam có 180.000 ca mắc mới ung thư và hơn 16.000 ca là ung thư đại trực tràng, xếp thứ 5 trong tổng số các bệnh ung thư hay gặp ở Việt Nam.
Ung thư đại trực tràng xuất phát từ manh tràng tới hết trực tràng. Trong lòng đại trực tràng có các tế bào khác nhau hình thành ung thư khác nhau. Tuy nhiên, trên 95% ca mắc ung thư đại trực tràng xuất hiện trên niêm mạc hay còn gọi ung thư biểu mô tuyến.
Bác sĩ nội soi cho người bệnh tầm soát sớm ung thư tiêu hóa. Ảnh: BVCC.
Yếu tố nguy cơ ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng tăng cao gắn với t.uổi tác. T.uổi càng cao nguy cơ càng lớn. Ở một số nước phát triển, người từ trên 50 t.uổi phải sàng lọc ung thư đại trực tràng. Những người bị viêm đại tràng mãn tính có c.hảy m.áu, bệnh crohn ruột, polyp (có kích thước trên 2cm) dễ mắc ung thư đại trực tràng hơn, cần có chiến lược theo dõi và xử lý sớm.
Ung thư đại trực tràng có yếu tố di truyền, chiếm khoảng 10-15%. Đa số người mắc thừa hưởng gene này từ cha mẹ. Tuy nhiên, khoảng 25-30% ca bệnh là do sự đột biến gene xảy ra tự phát.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng người bị polyp đại tràng tuyến sẽ mắc ung thư trước t.uổi 40. Vì vậy, người có nhiều polyp kèm theo các vết sắc tố ở niêm mạc miệng, da cần theo dõi và phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
Ung thư đại trực tràng còn gắn chặt với lối sống hàng ngày. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người có chế độ ăn nhiều đạm, mỡ thực vật làm tăng dịch tiết của mật, làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc đại trực tràng khiến tế bào niêm mạc có thể thay đổ sang ác tính.
Chế độ ăn ít chất xơ, trái cây làm giảm khối lượng phân và phân tồn tại trong ruột quá lâu (2-3 ngày/lần) làm ứ đọng vi khuẩn không tốt trong lòng ruột dẫn tới niêm mạc tổn thương.
Chế độ ăn thiếu vitamin A, B, C, D, canxi làm cho bệnh lý ung thư đại trực tràng tăng hơn nhiều. Lối sống tĩnh tại nhất là người làm việc ở văn phòng, ít vận động đi lại làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Triệu chứng ung thư đại trực tràng rất mơ hồ, vay mượn các dấu hiệu tiêu hóa khác. Ví dụ, rối loạn nhu động ruột như táo bón, tiêu chảy, đi ngoài ra m.áu. Một thay đổi rõ ràng của ung thư đại trực tràng là thay đổi khuôn phân (dẹt, nhầy). Nhiều trường hợp nặng đau bụng, tắc ruột, viêm phúc mạc, sụt cân, mệt mỏi.
Khi có dấu hiệu trên, người bệnh nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi ống mềm đại trực tràng. Nếu có bất thường trong lòng đại trực tràng, bác sĩ thực hiện bấm sinh thiết ngay trong quá trình nội soi. Nếu kết quả giải phẫu bệnh là ung thư, các bác sĩ chuyên khoa sẽ lên phác đồ điều trị cho từng trường hợp cụ thể.
Giải mã hiện tượng ốm nghén
Triệu chứng buồn nôn do ốm nghén có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Nhiều phụ nữ mang thai cho hay họ buồn nôn nhiều hơn vào mỗi sáng.
Nhiều phụ nữ ốm nghén khi bắt đầu mang thai và hết tháng thứ 3 của thai kỳ. Ảnh: Pexels.
Buồn nôn là hiện tượng rất phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Theo Science News, 80% phụ nữ mang thai bị buồn nôn trong giai đoạn đầu của thai kỳ. 3% trong nhóm này còn gặp tình trạng nôn mửa nghiêm trọng và thường xuyên, dẫn đến sụt cân, mất nước, thậm chí phải nhập viện.
Mặc dù ốm nghén có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, các triệu chứng thường xuất hiện ngay sau khi thức dậy. Đó là lý do trong tiếng Anh, ốm nghén được gọi là “morning sickness”.
Tại sao mang thai gây buồn nôn?
Theo một công bố hồi tháng 12/2023 trên tạo chí Nature, phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với một loại hormone có tên GDF15.
Hormone này có rất ít trong cơ thể người bình thường nhưng nhiều trong giai đoạn thai nhi đang phát triển. Điều này có thể gây buồn nôn và ói mửa.
Trước đó, các nghiên cứu được thực hiện với bệnh nhân ung thư đã phát hiện ra cơ thể khi sản xuất quá nhiều GDF15 có thể dẫn đến buồn nôn và giảm cân.
Năm 2018, các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa GDF15 và tình trạng buồn nôn trong thai kỳ ở 53.000 phụ nữ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra GDF15 tăng lên trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Nồng độ hormone của thai nhi càng cao thì bà bầu càng nhạy cảm. Họ cũng phát hiện ra khi chuột tiếp xúc với lượng GDF15 cao, chúng sẽ mất cảm giác ngon miệng và cũng bị buồn nôn.
Chia sẻ với Live Science, giáo sư Clara Paik, Phó khoa Sản phụ khoa tại UC Davis Health, mức độ hormone sinh sản tăng cao, đặc biệt là human chorionic gonadotropin (hCG) trong 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, cơ chế chính xác để hCG gây buồn nôn ở phụ nữ mang thai vẫn chưa rõ ràng.
Theo đ.ánh giá năm 2016, một số nhà nghiên cứu suy đoán hCG có thể gây buồn nôn bằng cách kích thích tiết dịch trong đường tiêu hóa. Hormone góp phần làm tăng thyroxine – hormone do tuyến giáp, liên quan đến việc điều hòa tiêu hóa và giúp kiểm soát thức ăn.
Ốm nghén gây ra do sự thay đổi hormone và các yếu tố di truyền. Ảnh: Unsplash.
Theo giáo sư Adiele Hoffman, bác sĩ đa khoa và cố vấn y tế tại ứng dụng theo dõi k.inh n.guyệt Flo Health, các hormone estrogen và progesterone cũng có thể gây ra triệu chứng ốm nghén.
“Những hormone này khiến các cơ trong dạ dày và ruột giãn ra, làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này có nghĩa bữa ăn cuối cùng trong ngày của bạn có thể chưa được tiêu hóa hết và có thể trào ra trong sáng hôm sau”, bà giải thích.
Hormone cũng có thể giải thích tại sao một số người bị ốm nghén nặng trong khi những người khác thì không bị gì.
“Mức độ hormone của mỗi người khác nhau. Cách cơ thể phản ứng với những thay đổi nội tiết tố vì thế cũng khác nhau”, giáo sư Hoffman lưu ý.
Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu công bố hồi 2019 trên tạp chí Nature Reviews Disease Primers, yếu tố di truyền cũng quyết định mức độ ốm nghén.
Ngoài hormone và di truyền, tình trạng hạ đường huyết hoặc lượng đường trong m.áu thấp cũng có thể khiến việc ốm nghén trầm trọng hơn.
Theo đ.ánh giá năm 2016, mang thai có thể dẫn đến lượng đường trong m.áu giảm, thậm chí giảm nặng hơn trong đêm, do nhu cầu năng lượng của thai nhi đang phát triển. Đó cũng là lý do phụ nữ mang thai buồn nôn nhiều hơn vào mỗi sáng.
Ngoài ra, theo giáo sư Paik, các triệu chứng ốm nghén có thể rõ rệt hơn vào buổi sáng do chưa kịp ăn sáng và tụt huyết áp sau khi rời khỏi giường.
Chuyên gia này lưu ý các triệu chứng ốm nghén cũng có thể gia tăng khi căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi. Không chỉ người đang mang thai, những người không mang thai cũng thường có cảm giác buồn nôn khi căng thẳng do cảm xúc tiêu cực có thể gây khó chịu ở hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, điều may mắn là tình trạng ốm nghén có xu hướng chấm dứt vào tam cá nguyệt thứ 2, tức khoảng tháng thứ 4 thai kỳ.
Làm sao để đỡ ốm nghén?
Stanford Health khuyên phụ nữ mang thai không cần thiết phải ăn nhiều trong những tháng đầu tiên nếu ốm nghén. Các bữa ăn có thể chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày để đảm bảo bạn không bị đói và thai nhi được khỏe mạnh.
Bà bầu nên tránh ăn các loại thực phẩm nặng mùi và không nằm xuống sau khi ăn. Thay vào đó, thai phụ nên ăn thực phẩm có nhiều protein hoặc carbohydrate và ít chất béo.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng buồn nôn mỗi sáng, các chuyên gia gợi ý bạn nên ăn nhẹ bằng bánh quy rồi nằm nghỉ trước khi ra khỏi giường. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai nên uống nhiều nước trong ngày, ăn nhiều gừng, bạc hà hoặc ngậm kẹo để tiết chế cơn buồn nôn.
Không chỉ tập trung vào chế độ ăn uống, bà bầu cũng nên chú trọng vào chế độ nghỉ ngơi. Nếu cảm thấy quá mệt, các bà mẹ tương lai có thể ngủ ngắn nhiều giấc mỗi ngày và đảm bảo ngủ 8-9 giờ mỗi đêm.