Nhiều người cho rằng xông hơi sau bữa nhậu sẽ giúp giải rượu vì cồn trong cơ thể sẽ thoát ra ngoài thông qua đường mồ hôi.
Theo ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, Thành viên Hội Bệnh Mạch m.áu Việt Nam, việc đi xông hơi ngay sau cuộc nhậu tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Khi ethanol (cồn) được hấp thu vào cơ thể, chỉ khoảng 5-10% được bài tiết qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu; 90-95% lượng ethanol còn lại được chuyển đến gan để xử lý.
Do đó, việc xông hơi sau khi nhậu đúng là giúp tăng bài tiết cồn thông qua tuyến mồ hôi nhưng hiệu quả rất ít. Trong khi đó, rủi ro mà nó mang lại với cơ thể là rất lớn.
Xông hơi sau khi nhậu giúp tăng bài tiết cồn thông qua tuyến mồ hôi nhưng hiệu quả rất ít. (Ảnh minh họa)
Thức uống có cồn như bia, rượu tác động mạnh mẽ đến hệ tuần hoàn, đặc biệt làm co mạch ngoại biên và giãn mạch trung tâm. Cồn còn có khả năng làm giảm khả năng đông m.áu, tạo điều kiện cho các tình trạng vỡ mạch m.áu diễn ra trong não bộ.
Khi uống rượu, bia khiến huyết áp cao, mạch m.áu dễ vỡ, thêm yếu tố nhiệt từ xông hơi sẽ còn khiến huyết áp tăng cao hơn nữa.
Những người có mạch m.áu dễ bị tổn thương có thể đối mặt với nguy cơ tai biến, xuất huyết não, vỡ mạch m.áu não làm cho m.áu trong não ồ ạt chảy ra, làm chèn ép sọ não dẫn đến t.ử v.ong.
Không chỉ vậy, sau khi xông hơi nóng, nhiều người thường tắm lại bằng nước mát. Hành động này lại càng làm tăng nguy cơ lên hệ thống mạch m.áu. Thói quen này khiến cơ thể bị chuyển đổi nhiệt đột ngột, dẫn đến nguy cơ cho sức khỏe tim mạch và huyết áp. Do đó, sau khi sử dụng bia rượu, người dân không nên xông hơi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bác sĩ Mạnh cảnh báo, uống rượu bia ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, ngoài những tác hại dễ nhận thấy sau khi uống như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, chất cồn trong rượu bia còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều tác hại.
Một số căn bệnh nguy hiểm do rượu bia phải kể đến như viêm gan, viêm loét dạ dày, tim mạch, tổn thương não thậm chí t.ử v.ong. Nếu rượu không rõ nguồn gốc chứa methanol – cồn công nghiệp sẽ gây tình trạng ngộ độc rượu nguy hiểm đến tính mạng.
Chuyên gia khuyến cáo, để đảm bảo an toàn sau khi sử dụng bia rượu bạn phải bù nước, bù muối bằng cách uống nước hoa quả, uống nước chanh pha muối, nước oresol, nước khoáng có muối.
Bạn cũng cần thực hiện các biện pháp ủ ấm bởi người say rượu, ngộ độc rượu rất dễ bị mất nhiệt.
Sau khi sử dụng nhiều bia rượu, bạn cần chú ý bổ sung thêm gluxit, các chất đường bởi người bị say rượu, ngộ độc rượu rất dễ bị tụt đường huyết do bản thân rượu gây ra, đồng thời một phần lý do đến từ việc khi uống rượu thường ăn rất ít. Đặc biệt, với người gầy yếu, suy dinh dưỡng, t.rẻ e.m thì nguy cơ tụt đường huyết lại càng cao.
Nghĩ mờ mắt, đau đầu do áp lực học tập, đi khám phát hiện mắc bệnh hiếm
Thảo, 20 t.uổi bị mờ mắt, kèm đau nửa đầu, đi thăm khám mới phát hiện mắc bệnh hiếm gặp, không xử lý sớm có thể ảnh hưởng tính mạng.
Nguyễn Thu Thảo (20 t.uổi, đang là sinh viên ở Hà Nội) tìm đến bác sĩ thăm khám sau thời gian dài xuất hiện triệu chứng đau nửa đầu kèm mắt mờ.
Ban đầu nghĩ do mắt cận và áp lực học tập nên bản thân đau đầu và mắt mờ đi, Thảo tìm đến hiệu thuốc mua giảm đau uống để cải thiện tình trạng nhưng không đỡ.
Mắt ngày một mờ, Thảo mới đi khám chuyên khoa về mắt. Quá trình thăm khám các bác sĩ phát hiện đáy mắt có vấn đề, nghi ngờ liên quan đến mạch m.áu nên giới thiệu Thảo đến gặp bác sĩ điều trị theo đúng chuyên khoa.
Bác sĩ Đoàn Dư Mạnh (thành viên Hội Bệnh mạch m.áu Việt Nam), người trực tiếp thăm khám cho Thảo cho biết, bệnh nhân có huyết khối hoàn toàn xoang tĩnh mạch sigma trái, lan một phần vào đoạn đầu tĩnh mạch cảnh trong bên trái.
Điều này gây ảnh hưởng đến thị lực, khiến n.ữ s.inh này bị mờ mắt và đau đầu.
ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, Thành viên Hội bệnh mạch m.áu Việt Nam. (Ảnh: NVCC)
Khai thác t.iền sử về các yếu tố nguy cơ, n.ữ s.inh này không dùng thuốc kích thích, không hút t.huốc l.á, không bị bệnh lý mãn tính như béo phì. Vì vậy đây là trường hợp hiếm gặp.
Hiện nay các bệnh lý tĩnh mạch ngày càng xuất hiện nhiều và trẻ hóa, nhất là sau giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát.
Tuy nhiên, nhiều người nhất là người trẻ còn chủ quan, mơ hồ về bệnh, từ đó dẫn tới biến chứng nặng. Đã có bệnh nhân t.uổi còn trẻ phải cắt cụt chi, mắc bệnh tim phổi, dùng thuốc cả đời vì chủ quan với huyết khối tĩnh mạch.
Vị bác sĩ cho biết, huyết khối tĩnh mạch thường gặp ở chi dưới với những triệu chứng ban đầu như hay bị chuột rút một chân, thường bị rút chân trái. Khi xuất hiện tình trạng chân bị phù thì huyết khối đã hình thành, không đi khám, điều trị việc điều trị sẽ rất khó khăn.
Ngoài ở chân, huyết khối cũng có thể gặp ở các bộ phận khác như ở phổi, tim, não hay trường hợp trên là ở xoang. Nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới huyết khối tĩnh mạch như hút thuốc, dùng thuốc tránh thai, ngồi nhiều một chỗ, chơi thể thao quá sức.
Để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, khi có những triệu chứng như chuột rút một bên chân, phù chân, đau nửa đầu, tức ngực phải… nhất là ở những người có yếu tố nguy cơ trên thì cần phải đi khám sớm.
Bác sĩ Mạnh đặc biệt lưu ý, việc khám các bệnh liên quan đến tĩnh mạch cần phải khám đúng chuyên khoa, bởi không chỉ người dân mà ngay các bác sĩ nếu không chú ý cũng dễ nhầm lẫn với bệnh khác, từ đó đưa ra chẩn đoán không chính xác, khiến bệnh nặng thêm.