Tiến sỹ Dương Đức Hùng – Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết trên 70% số tạng ghép từ người cho c.hết não được thực hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Các bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện ca ghép tạng cho bệnh nhân. (Ảnh: PV/Vietnam )
Hiện nay, trình độ các bác sỹ thực hiện kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam ngang tầm khu vực và Thế giới, tuy nhiên chưa có tên trên bản đồ Thế giới về hiến tạng bởi tỷ lệ người hiến tạng sau c.hết não vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực.
Phó giáo sư Nguyễn Thị Kim Tiến – Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đã nhấn mạnh như vậy trong buổi Lễ thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức diễn ra ngày 18/1.
“Chúng ta đang sửa Luật hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến xác theo hướng sửa đổi một số nội dung thuận lợi hơn cho vận động hiến tạng. Ngoài ra, hiện nay vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hiến tạng chưa có sự đồng bộ,” Phó giáo sư Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận.
Ghép mô, tạng là một trong những thành tựu quan trọng của ngành y tế trong việc chữa bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo do các mô, tạng bị suy giảm chức năng và không hồi phục được như: suy thận mãn, gan, tim, tủy, hỏng giác mạc… Việc thực hiện thành công các ca ghép tạng từ người cho c.hết não mở ra cơ hội có cuộc đời mới cho nhiều bệnh nhân đồng thời thúc đẩy sự phát triển ghép tạng của ngành y tế Việt Nam.
Tiến sỹ Dương Đức Hùng – Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết trên 70% số tạng ghép từ người cho c.hết não được thực hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Những năm qua, các bác sỹ của bệnh viện không chỉ ghép, bệnh viện còn chia sẻ mô, tạng của người hiến cho bệnh viện khác. Nhờ đó, nhiều bệnh nhân giai đoạn cuối được cứu chữa.
“Với việc thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đặt tại bệnh viện, chúng tôi sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa việc vận động, hiến mô tạng để trong năm 2024 số người hiến tạng sẽ nhiều hơn. Mục đích cuối cùng là càng nhiều bệnh nhân hơn nữa được cứu sống,” Tiến sỹ Hùng nhấn mạnh.
Trao quyết định thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. (Ảnh: PV/Vietnam )
Theo Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Luật hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến xác hiện còn một số bất cập. Chẳng hạn như trong quy định bắt buộc một người phải đăng ký hiến tạng thì khi không may c.hết não mới hiến tạng được nhằm đảm bảo tính pháp lý. Tuy nhiên, thực tế, trước đó họ đăng ký nhưng sau đó người nhà không đồng ý thì cũng không thể lấy tạng được. Vì vậy, quy định bắt buộc phải đăng ký hiến tạng không có nhiều giá trị, vô hình chung lại cản trở công tác hiến mô tạng.
Theo thống kê, trong một năm tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức có khoảng 300 người t.ử v.ong do chấn thương sọ não, đây là con số lớn, tuy nhiên, hiến tạng là vấn đề nhạy cảm, chỉ được phép làm khi mọi phương pháp không còn cứu được bệnh nhân thì mới phép vận động.
Để nâng cao hiệu quả của truyền thông vận động hiến ghép mô tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thay đổi cách làm, đầu tiên là thay đổi nhận thức của nhân viên y tế và người được trực tiếp giao nhiệm vụ vận động, sau đó mới đến người nhà. Bệnh viện đã điều chỉnh một số quy định, nhờ đó trong 1 tháng qua có 5 gia đình đã đồng ý hiến mô tạng của người thân, tuy nhiên chỉ 2 gia đình đủ điều kiện. Nhờ đó, các y bác sỹ đã tiến hành ca ghép đa tạng trong vòng chưa đầy 24h, cứu sống được 8 bệnh nhân.
Theo thống kê của Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, với dân số khoảng 100 triệu dân, tại Việt Nam, mỗi năm chỉ có khoảng 10 người c.hết não hiến tạng, thuộc hàng thấp nhất Thế giới./.
8 ca ghép tạng cùng lúc, cứu sống 8 người trong một ngày
Hai nam bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông, được gia đình hiến tạng, cùng lúc, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức nhiều cuộc đại phẫu với 10 bàn mổ, ghép tạng cứu sống 8 người trong 24h.
Những ngày cuối năm 2023, đơn vị tư vấn và điều phối ghép tạng tại Trung tâm ghép tạng, Bệnh viện Việt Đức nhận được thông tin về 2 ca chấn thương sọ não. Đơn vị nhanh chóng có cuộc gặp mặt, chia sẻ với 2 gia đình bệnh nhân N.T.T (25 t.uổi, ở Thái Nguyên) và P.V.G (32 t.uổi, ở Phú Thọ).
Gia đình 2 bệnh nhân thấu hiểu việc hiến tạng có thể cứu sống nhiều cuộc đời khác nên đã quyết định đồng ý hiến mô, tạng.
Sau khi điều trị và hồi sức tích cực, các y bác sĩ đã cố gắng hết sức tìm cơ hội sống cuối cùng cho 2 bệnh nhân nhưng kỳ tích đã không đến với gia đình. Hội đồng đ.ánh giá c.hết não được thành lập, 3 lần test c.hết não, kết quả đều dương tính. Hội đồng và Ban Giám đốc Bệnh viện Việt Đức công bố 2 bệnh nhân đã c.hết não.
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đang thực hiện ghép tim cho bệnh nhân.
Hai cuộc đại phẫu được tiến hành liên tiếp trong 24h, nhận 2 tim, 2 gan, 4 thận, 2 tĩnh mạch chủ chậu, 2 khí quản, 4 giác mạc, 11 đoạn gân cùng lúc đó bệnh nhân nhận cũng được chuẩn bị để sẵn sàng ghép tạng.
Cùng với các ca ghép được thực hiện tại Bệnh viện Việt Đức, Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã nhanh chóng điều phối 2 giác mạc sang Bệnh viện Mắt Trung ương, 1 gan và 2 giác mạc sang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Hai ca ghép tim được thực hiện ở Bệnh viện Việt Đức cách nhau 8h. Từ nguồn tạng hiến, một b.é g.ái 8 t.uổi, 18kg vốn cơ tim giãn, điều trị nội khoa nhiều đợt, suy tim, có chỉ định ghép tim từ 6 tháng trước nhanh chóng được thực hiện ghép tim.
Theo chia sẻ của TS.BS Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, đây là một trường hợp vô cùng đặc biệt bởi anh trai của b.é g.ái này cũng cùng triệu chứng giãn cơ tim, phụ thuộc thuốc, đã từng được ghép tim cách đây 3 năm. Như vậy cả hai anh em đều được ghép tim tại Bệnh viện Việt Đức.
Điều đáng nói ca ghép này là thách thức trong phẫu thuật, khi đưa trái tim người lớn vào lồng ngực t.rẻ e.m. Tuy nhiên với trình độ, kinh nghiệm, ê kip các bác sĩ đã thực hiện thành công ca ghép tim. Đây là bệnh tim nếu không can thiệp ghép, kỳ vọng sống thấp, trẻ chỉ đến 15 t.uổi là suy tim, đối mặt với t.ử v.ong sớm.
Nhiều bàn mổ được tiến hành song song thực hiện các ca ghép tim, gan, thận.
“Hai trường hợp này đều có gen di truyền về giãn cơ tim. Với người anh khi ghép, bệnh viện đã chủ động khám người em, phát hiện sớm, ngay khi bị suy tim mất bù đã được cán bộ y tế chăm sóc, đã làm đủ các xét nghiệm, chuẩn bị và chờ ghép. 2 bệnh nhân nhỏ t.uổi tiếp tục được theo dõi, điều trị tại đây. Cậu anh có cuộc sống gần như người bình thường trong 3 năm qua và hi vọng cô em cũng được như vậy”, BS Hùng chia sẻ thêm.
Trái tim thứ hai cũng được êkip ghép cho bệnh nhân nam 65 t.uổi, nhiều lần điều trị nội khoa cao huyết áp, tiểu đường, quả tim thiếu m.áu lâu này khiến chức năng tim tồi dù đã đặt máy. Theo các bác sĩ tim mạch, nếu không có can thiệp chắc chắn bệnh nhân suy tim, nguy cơ t.ử v.ong cao nên có chỉ định ghép. Vì bệnh nhân nhiều bệnh nền nên sau ghép phải hỗ trợ máy móc rất nhiều, hiện đã hồi phục.
Một trong nhưng ca ghép trong lần này khiến nhiều bác sĩ căng não, chính là ca ghép gan cho người đàn ông 62 t.uổi. PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Việt Đức cho biết, bệnh nhân này được phát hiện với nhiều khối u với kích thước lớn. Chính vì vậy, bằng kỹ thuật mới, các bác sĩ đã xử trí để kiểm soát, làm xẹp khối u, từ đó mới thực hiện ghép gan. Đáng mừng là kết quả bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh.
Từ tạng hiến của bệnh nhân N.T.T (25 t.uổi, Thái Nguyên) và P.V.G (32 t.uổi, Phú Thọ) đã hồi sinh sự sống cho 8 người. Trong đó, có 2 bệnh nhận được ghép tim, 2 bệnh nhân được ghép gan và 4 bệnh nhân được ghép thận.
“Cả 8 ca ghép đều có kết quả rất tốt”, BS Nghĩa chia sẻ thêm.
TS.BS Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức chia sẻ với phóng viên về 8 ca ghép tạng trong 24h.
PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm điều phối ghép tạng chia sẻ, chỉ trong thời gian ngắn, bệnh viện nhận được sự đồng tình hiến tạng người thân c.hết não của 5 gia đình, trong đó có 2 gia đình đạt đủ các điều kiện. Có được điều này chính là nhờ sự thay đổi chính sách tại bệnh viện này.
Nói thêm về điều này, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, với một người c.hết não, nếu gia đình cho tạng, thì sẽ cứu được nhiều người mắc bệnh mạn tính. Tuy nhiên, nhu cầu lớn nhưng thực tế hiến tạng sau c.hết não không nhiều.
“Làm sao để tăng tỷ lệ người đồng thuận cho tạng khi đã c.hết não? Là câu hỏi khiến chúng tôi quyết định ngồi lại với nhau và đưa quy định giao cho bác sĩ phòng hồi sức, phẫu thuật cùng của trung tâm điều phối hiếm ghép mô tạng tổ chức buổi giải thích, vận động cho người nhà có người thân c.hết não…. Và điều bất ngờ là rất nhiều người nghe và bắt đầu có kết quả. Chính sự chấp thuận của 2 gia đình hiến tạng sau c.hết não vừa qua đã giúp nhiều người được nhận tạng hồi sinh sự sống. Đây là minh chứng khi sự thay đổi nhận thức về hiến tạng ở những người c.hết não. Hi vọng thời gian tới nhiều gia đình đồng thuận để nhiều người được cứu sống”, TS Dương Đức Hùng chia sẻ.
Tính từ thời điểm năm 2010 đến nay, Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện được 59 ca ghép tim, 88 ca ghép gan, 185 ca ghép thận và nhiều ca ghép mô khác. Ghép mô, tạng là một trong những thành tựu quan trọng của ngành y tế trong việc chữa bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo do các mô, tạng bị suy giảm chức năng và không hồi phục được như: suy thận mãn, gan, tim, tuỷ, hỏng giác mạc… Việc thực hiện thành công các ca ghép tạng từ người cho c.hết não mở ra cơ hội có cuộc đời mới cho nhiều bệnh nhân đồng thời thúc đẩy sự phát triển ghép tạng của ngành Y tế Việt Nam.