Do ảnh hưởng từ đợt rét đậm đầu tiên trong năm, số bệnh nhân nhập viện tại các cơ sở điều trị trên địa bàn Hải Dương ngày càng tăng cao.
Khoa Đột quỵ (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương) chật kín bệnh nhân
Hầu hết giường bệnh cấp cứu ở các bệnh viện trong tỉnh đều quá tải. Bệnh nhân cấp cứu chủ yếu do bệnh lý tim mạch, hô hấp và nhiều người bị đột quỵ não.
Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đang bị quá tải với 54 bệnh nhân. Những ngày nắng trước đó, khoa chỉ có từ 20-25 bệnh nhân. Thạc sĩ, bác sĩ Mạc Doanh Thịnh, Trưởng Khoa Đột quỵ cho biết: Thời tiết chuyển lạnh, bệnh nhân mắc đột quỵ tăng đột biến. Chỉ tính riêng trong ngày 17/12 đã có tới 14 bệnh nhân bị đột quỵ nhập viện cấp cứu. Hầu hết bệnh nhân trên 60 t.uổi, bệnh nhân trẻ nhất bị đột quỵ là 40 t.uổi. Trong đó có trên 30% bị c.hảy m.áu não do tăng huyết áp không được kiểm soát. Do bệnh nhân nhập viện đông nên các giường bệnh của khoa đều kín, khoa phải kê thêm cáng để bệnh nhân nằm.
Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng đang điều trị gần 90 bệnh nhân, phần lớn là người cao t.uổi. Tiến sĩ Hà Quang Tạo, Giám đốc trung tâm cho biết: Thời tiết chuyển lạnh đột ngột nên bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch đến khám và nhập viện tăng cao. Tại phòng khám ban đầu của bệnh viện, khi thời tiết chuyển sang lạnh có trên 200 người đến khám mỗi ngày, tăng trên 30% so với những ngày trước đó. Trung tâm hiện điều trị gần 50 bệnh nhân. Trong số những bệnh nhân cao t.uổi nhập viện do tim mạch, đột quỵ, một số ca bệnh có những biến chứng nặng.
Cùng với lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch, đột quỵ nhập viện tăng cao, bệnh nhân cao t.uổi và trẻ nhỏ mắc bệnh lý hô hấp tại các cơ sở y tế tăng. Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Hải Dương ngày 17/12 đang điều trị cho trên 90 trẻ nhỏ mắc các bệnh lý liên quan đường hô hấp. Lượng bệnh nhân mắc cúm A đang điều trị tại Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện này cũng tăng rất cao.
Bệnh viện Phổi Hải Dương cũng đang bị quá tải bệnh nhân, đặc biệt ở Khoa Cấp cứu. Mỗi ngày trời lạnh có tới trên 10 bệnh nhân vào viện cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp. Bệnh viện đang thu dung và điều trị cho gần 400 bệnh nhân, tăng nhiều so với những ngày thời tiết nắng ấm. Nguyên nhân bệnh nhân nhập viện tăng do thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh sâu nên những người mắc bệnh lý về hô hấp, phổi tăng cao, đặc biệt những bệnh nhân mắc viêm phổi tắc nghẽn mạn tính. Các khoa điều trị tại Bệnh viện Phổi Hải Dương đều rất đông bệnh nhân, do bệnh nhân nặng tăng nên nguy cơ thiếu giường bệnh nhân cấp cứu.
Một trong những nguyên nhân gây bệnh lý nặng đối với người cao t.uổi còn do những ngày qua lượng bệnh nhân mắc cúm A tăng cao, người cao t.uổi sức đề kháng yếu, đặc biệt những người có bệnh lý hô hấp như: hen, viêm phổi, viêm phế quản… khi mắc thêm cúm, bệnh sẽ nặng, thậm chí suy hô hấp.
Chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Phổi Hải Dương
Các cơ sở y tế cũng đã tăng cường các biện pháp chống lạnh cho bệnh nhân. Các phòng khám đều có hệ thống rèm, bạt che kín tránh gió lùa. Các phòng bệnh đóng kín cửa, hệ thống sưởi được bố trí thêm với những bệnh nhân cao t.uổi, bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân diễn tiến nặng…
Ngành y tế khuyến cáo người dân khi trời lạnh cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt người cao t.uổi, trẻ nhỏ hoặc người có t.iền sử mắc các bệnh tim mạch như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, bệnh lý hô hấp.
Cần tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy hoặc đêm khuya khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp. Khi ra ngoài trời cần đeo khẩu trang, tuyệt đối không sưởi ấm bằng than, củi và đóng kín cửa. Khi tắm rửa cần làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm, tránh tăng huyết áp đột ngột do lạnh.
Với người cao t.uổi, khi có cơn tăng huyết áp, không nên giảm huyết áp quá nhanh sẽ rất nguy hiểm do sự phản ứng của mạch m.áu ở người cao t.uổi không tốt, nếu giảm huyết áp quá nhanh, cơ thể sẽ không thích ứng được sẽ xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
Những bệnh nhân bị tăng huyết áp nên uống các thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc tăng huyết áp cần được uống liên tục, suốt đời, không được ngừng thuốc đột ngột và có theo dõi của nhân viên y tế… Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tập thể dục đúng cách, tiêm phòng vaccine phòng cúm và các bệnh truyền nhiễm khác…
Nhiều bệnh nhân nhập viện do sốc nhiễm khuẩn từ đường tiết niệu
Chỉ trong 1 tuần qua, Khoa Ngoại thận – tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh đã tiếp nhận 7 trường hợp sốc nhiễm khuẩn từ đường tiết niệu.
Nguyên nhân chủ yếu do tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi.
BS Phước tái khám cho một bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn từ đường tiết niệu
BS Nguyễn Phước, Phó trưởng khoa Ngoại thận – tiết niệu cho hay, các bệnh nhân vào viện thường có triệu chứng: sốt, nôn ói, đau hông lưng và ấn vùng hông lưng rất đau. Bác sĩ thăm khám cho thấy, 100% bệnh nhân có tắc nghẽn đường tiết niệu trên do sỏi niệu quản.
Tắc nghẽn sẽ làm ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Đây là tình trạng bệnh lý rất nặng có tỷ lệ t.ử v.ong từ 20-50% và có thể để lại nhiều di chứng.
Với các ca bệnh trên, bác sĩ phải dẫn lưu phần tắc nghẽn bằng ống thông niệu quản, sử dụng kháng sinh và thuốc để duy trì huyết áp.
“Đây là lần đầu tiên chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, chúng tôi phải tiếp nhận nhiều bệnh nhân cùng bị sốc nhiễm khuẩn từ đường tiết niệu như vậy” – BS Phước nhấn mạnh.
Trước tình trạng này, bác sĩ khuyến cáo, người dân tăng cường khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị sớm. Bệnh nhân có sỏi đường tiết niệu nên đến các cơ sở y tế có uy tín để khám và điều trị sớm khi chưa có biến chứng. Quan trọng nhất là không tự ý điều trị vì sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh gây khó khăn cho việc chữa trị sau này.
Cũng theo BS Phước, từ năm 2020-2022, bệnh viện có 44 ca nhiễm khuẩn huyết, trong đó, chỉ có 6 ca sốc nhiễm khuẩn.