Bạn nên áp dụng bài kiểm tra bằng bút chì ít nhất một năm một lần để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và một số bất ổn sức khỏe khác.
Cơ thể con người có những cách đặc biệt để cảnh báo chúng ta khi có điều gì đó không ổn, chẳng hạn như bạn sẽ bị phát ban nếu tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Tuy nhiên, có một số dấu hiệu khó phát hiện hơn. Mất cảm giác ở bàn chân có thể do bệnh thần kinh tiểu đường ( tổn thương thần kinh do lượng đường trong m.áu cao), lạm dụng rượu mạn tính, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, chấn thương tủy sống và các bệnh tự miễn dịch như lupus.
Sử dụng cây bút chì chỉ có thể giúp bạn phát hiện nguy cơ bất ổn sức khỏe. Ảnh minh họa: AIB
Cảnh báo bệnh tiểu đường
Theo Health Digest, bài kiểm tra bằng bút chì đơn giản có thể giúp bạn biết có bị mất cảm giác ở chân hay không. Theo giải thích của Tiến sĩ Jennifer Caudle, Đại học Rowan (Mỹ), chạm vào ngón chân và bàn chân bằng một vật nhọn (trong ngưỡng an toàn) giúp đ.ánh giá dây thần kinh và cảm giác của chúng ta tốt như thế nào. Nếu bạn không cảm nhận được vật nhọn chạm vào ngón chân, đó có thể là biểu hiện cho thấy bạn bị tổn thương thần kinh.
Thử nghiệm này rất quan trọng vì tác dụng cảnh báo bệnh tiểu đường. Không chỉ khiến lượng đường trong m.áu tăng lên, bệnh tiểu đường còn có nguy cơ làm tổn thương dây thần kinh, mạch m.áu, tim, thận, mắt và bàn chân.
Người bệnh dễ dàng bị thương khi đi chân trần và loét, n.hiễm t.rùng khi họ mất cảm giác ở chân. Điều này cũng ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của bạn.
Cách thực hiện
Để tiến hành bài kiểm tra, bạn cần nhờ một người quen hỗ trợ. Bạn cởi giày dép, tất rồi nằm trên ghế dài hoặc giường. Bạn nhắm mắt lại và cố gắng thư giãn. Người hỗ trợ sẽ ngồi cạnh, chạm và nói cho bạn biết đâu là chân phải và chân trái của bạn.
Sau đó, họ dùng bút chì chạm vào 6 trong số 10 ngón chân của bạn (mỗi bàn 3 ngón). Bạn cần trả lời, họ đang chạm vào chân trái hay phải.
Nếu không có bút chì, bạn có thể nhờ người nhà chải nhẹ đầu ngón tay của họ vào ngón chân của bạn không quá một giây. Sự tiếp xúc phải thật nhẹ, giống như một chiếc lông vũ chạm vào da. Đây được gọi là Kiểm tra cảm ứng Ipswich được đưa ra vào năm 2011 để hỗ trợ đ.ánh giá cảm giác bàn chân ở bệnh nhân nội trú mắc bệnh tiểu đường.
Nếu bạn trả lời đúng 5-6 lần trong 6 lần hỏi, bạn không có gì phải lo lắng cả. Nếu bạn đoán sai 2 lần, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bàn chân của bạn mất cảm giác. Do đó, bạn nên sắp xếp tới gặp bác sĩ để thực hiện xét nghiệm bổ sung nhằm xác định các bất ổn sức khỏe (nếu có).
8 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ
Thói quen ăn uống kém, thiếu hoạt động thể chất, béo phì… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ t.uổi.
Bệnh tiểu đường là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý glucose, một loại đường. Dưới đây một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ.
Bệnh tiểu đường khởi phát sớm ở người trẻ t.uổi có thể gây ra hậu quả lâu dài đối với sức khỏe tổng thể. Ảnh: NDTV.
Lối sống ít vận động
Thiếu hoạt động thể chất sẽ góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Việc xác định yếu tố này có thể được thực hiện bằng cách đ.ánh giá thói quen hàng ngày và mức độ hoạt động thể chất của trẻ.
Thúc đẩy lối sống lành mạnh và năng động ngay từ khi còn nhỏ, tập trung vào việc tập thể dục thường xuyên và giảm thiểu các hành vi ít vận động. Từ đó sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn uống kém
Tiêu thụ thực phẩm giàu calo, chế biến sẵn và có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó thúc đẩy chế độ ăn uống bổ dưỡng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, trái cây và rau quả.
Đồng thời giảm thiểu tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và có đường, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Béo phì
Trọng lượng cơ thể dư thừa là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường. Việc xác định yếu tố này có thể được thực hiện bằng cách theo dõi cân nặng và đo chỉ số khối cơ thể (BMI).
Vì vậy, tập trung vào việc duy trì cân nặng khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên để tránh bị bệnh tiểu đường.
Khuynh hướng di truyền
Có t.iền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở người trẻ t.uổi. Việc xác định yếu tố này liên quan đến việc điều tra t.iền sử bệnh của gia đình để phát hiện bất kỳ trường hợp mắc bệnh tiểu đường nào.
Mặc dù yếu tố di truyền không thể thay đổi nhưng lối sống lành mạnh vẫn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngủ không đủ giấc
Thiếu ngủ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, khuyến khích ngủ tốt và ưu tiên giấc ngủ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Căng thẳng
Căng thẳng mãn tính có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ. Việc xác định yếu tố này liên quan đến việc nhận biết các dấu hiệu căng thẳng, chẳng hạn như tâm trạng thất thường hoặc thay đổi hành vi.
Do đó, thúc đẩy lối sống cân bằng, tạo môi trường hỗ trợ và cung cấp các nguồn lực quản lý căng thẳng thích hợp sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Yếu tố t.iền sản
Một số yếu tố trước khi sinh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc tình trạng béo phì của bà mẹ khi mang thai, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ.
Vì vậy, duy trì lối sống lành mạnh khi mang thai có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ.
Huyết áp cao
Bị huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Việc xác định yếu tố này bao gồm việc kiểm tra huyết áp thường xuyên. Áp dụng lối sống lành mạnh và theo dõi huyết áp thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường khởi phát sớm ở những người trẻ t.uổi có thể gây ra những hậu quả lâu dài đáng kể đối với sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống.
Vì vậy, điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức và thúc đẩy các lựa chọn lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ.