Viêm xoang gây nghẹt mũi và đau đầu khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và hiệu quả công việc.
Dưới đây là 6 loại thực phẩm cay giúp người bị viêm xoang chống nghẹt mũi và đau đầu.
Thông thường, nghẹt mũi và cơn đau đầu do viêm xoang sẽ khiến vị giác rơi vào trạng thái không hoạt động. Bằng cách thêm một chút vị cay vào bữa ăn hoặc đồ uống, nó có thể giúp đ.ánh thức vị giác giảm bớt những khó chịu mà n.hiễm t.rùng xoang gây ra. Các loại thực phẩm cay này không phải là phương pháp chữa trị bệnh mà chỉ là trợ giúp tạm thời.
1. Gừng giảm tắc nghẽn, sưng tấy, đau do viêm xoang
Gừng được sử dụng nhiều ở châu Á như một loại gia vị và dược tính nhờ có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn . Gừng cực kỳ hữu ích trong điều trị n.hiễm t.rùng xoang. Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm và kháng histamine tự nhiên. Những tác nhân tự nhiên này làm giảm tắc nghẽn , sưng tấy, đau và sẽ giúp làm giảm các triệu chứng đau của n.hiễm t.rùng xoang.
Gừng giúp cơ thể giảm bớt những cơn đau nhức do tắc nghẽn và đau đầu.
Gừng giúp cơ thể chống lại cảm lạnh hoặc cúm. Y học Trung Quốc khuyên dùng gừng để giúp giảm ho. Một loại trà phổ biến (có nguồn gốc từ Ấn Độ) được làm từ gừng, chanh và mật ong được cho là có tác dụng thông mũi bằng cách pha tách trà để hơi ấm và hơi nước giúp thư giãn và thông mũi. Đặc tính giảm đau của gừng cũng sẽ giúp cơ thể giảm bớt những cơn đau nhức do tắc nghẽn và đau đầu.
2. Củ cải giúp đẩy lùi những cơn đau họng, tắc mũi
Bất kể màu sắc của củ cải như thế nào, chúng đều hoạt động như một loại thuốc thông mũi tự nhiên và cũng có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn. Trong củ cải chứa một lượng cay nhất định, vì vậy có thể đẩy lùi những cơn đau họng , những triệu chứng tắc mũi vì chúng rất giàu vitamin C.
Củ cải trắng có khả năng cải thiện lưu thông m.áu và làm giãn mạch m.áu, từ đó giúp ngăn ngừa và điều trị chứng đau nửa đầu . Nếu bị đau nửa đầu do viêm xoang, hãy bổ sung củ cải trắng vào bữa ăn thường xuyên để cải thiện tình trạng này.
Lấy một ít củ cải sống để nhai hoặc uống nước ép hoặc nấu các món ăn. Uống nước ép củ cải trắng không chỉ làm thông thoáng đường thở bị tắc, loại bỏ chất nhầy dư thừa mà còn giúp chống lại bệnh tật.
3. Tỏi có đặc tính chống virus, chống nấm và kháng khuẩn
Theo PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Tỏi chứa các hợp chất giúp hệ thống miễn dịch chống lại virus. Tỏi có chứa một hợp chất là alliin, khi tỏi được nghiền nát hoặc nhai, hợp chất này biến thành allicin chứa lưu huỳnh, tạo cho tỏi có mùi và vị đặc biệt, tạo ra đặc tính chữa bệnh của tỏi.
Tỏi có tác dụng giảm nghẹt mũi tạm thời.
Đối với n.hiễm t.rùng xoang sâu, tỏi có thể đặc biệt hữu ích. Khi nghiền nát, tỏi thực sự có đặc tính chống virus, chống nấm và kháng khuẩn có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành cơ thể.
Tỏi có một thành phần hoạt chất trong tỏi gọi là allyl thiosulfonate được cho là có tác dụng giảm nghẹt mũi tạm thời. Ăn tỏi sống sẽ cảm nhận được vị cay bao trùm vị giác và tỏi có thể khiến bạn chảy nước mắt nhưng sẽ thấy dễ thở hơn một chút.
Ăn tỏi sống sẽ có nhược điểm là hơi thở có mùi tỏi khó chịu nhưng việc trộn nó vào món salad hoặc thậm chí là nước sốt có thể giảm điều đó.
4. Hành tây giúp thông xoang bị nghẹt
Hành tây giúp làm thông xoang bị nghẹt.
Hành tây có vị hăng và cay khác với ớt, loại rau cay nồng này không chỉ khiến chảy nước mắt khi cắt lát giúp làm thông xoang bị nghẹt. Hành tây có hàm lượng quercetin cao, một loại flavonoid giúp cải thiện chức năng hô hấp bằng cách giảm viêm và hoạt động như một chất kháng histamine tự nhiên để chống lại phản ứng dị ứng. Cắt nhỏ hành sống để thêm vị ngon cho món salad, hoặc cắt nhỏ và thêm vào các món nướng và hầm.
Loại hành tây màu nâu có vị hăng nhất, sau đó là loại hành trắng.
5. Mù tạt cay giảm nghẹt mũi
Mù tạt cay giúp giải tỏa tắc nghẽn.
Một loại gia vị thơm ngon giúp giải tỏa tắc nghẽn là mù tạt càng cay càng tốt. Mù tạt, khi ăn vào sẽ thấy giảm nghẹt mũi, thông mũi, chảy nước mắt, và hơi nồng lên đầu. Lý do, tinh dầu hạt cải kích thích dây thần kinh số 5, kích thích hệ giao cảm, co niêm mạc mũi, co bóp túi lệ. Lấy một thìa cà phê pha với các loại như xì dầu, gia vị chanh ớt… để có một loại nước chấm, nước xốt tuyệt vời trong món sashimi, các món nướng…
6. Ớt giúp giải phóng chất nhầy bị tắc và thông đường thở bị tắc nghẽn
Ớt giúp giải phóng chất nhầy bị tắc và thông đường thở bị tắc nghẽn gây đau.
Ớt là loại cay nhất trong danh sách và cũng có tác dụng tốt nhất. Ớt có chứa capsaicin là thuốc giảm đau tự nhiên. Ngoài ra, phản ứng hoặc cơ thể có chảy nước mũi và chảy nước mắt đều sẽ giúp giải phóng chất nhầy bị tắc và thông đường thở bị tắc nghẽn gây đau. Có thể ăn ớt sống, hoặc ớt ngâm mắm, ngâm dấm hoặc dùng ớt bột với các món ăn.
Cách trị nghẹt mũi cho người bệnh viêm xoang
Nghẹt mũi là một trong những triệu chứng gây khó chịu ở người bệnh viêm xoang, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và công việc hàng ngày.
1. Tại sao viêm xoang lại gây nghẹt mũi?
Nghẹt mũi là một triệu chứng điển hình của viêm xoang. Khi các xoang bị xâm nhập bởi virus, vi khuẩn, dị nguyên gây viêm xoang, làm cho niêm mạc mũi bị viêm, phù nề. Đồng thời tăng tiết dịch nhầy ở vùng mũi, lâu dần tích tụ cản trở sự lưu thông của đường thở, khiến cho người bệnh nghẹt mũi.
Trên thực tế, nghẹt mũi là dấu hiệu thường gặp và có xu hướng nặng hơn về ban đêm, nhất là với người bị bệnh viêm xoang khi ngủ. Ở tư thế nằm, lưu lượng m.áu đến vùng mũi tăng cao, dẫn đến các mạch m.áu nhỏ ở trong mũi bị giãn ra nhiều hơn khiến tình trạng viêm mũi tăng lên. Bên cạnh đó, dịch nhầy trong khoang mũi sẽ bị tích tụ lại, không thoát ra được gây cản trở đường thở, dẫn tới việc hít thở của bệnh nhân trở nên khó khăn hơn.
Việc sử dụng các thuốc trị nghẹt mũi có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng, dễ thở hơn.
Nghẹt mũi là một trong những triệu chứng của viêm xoang gây khó chịu ở người bệnh.
2.2. Thuốc nhỏ/xịt mũi chứa glucocorticoid
Thuốc nhỏ/xịt mũi chứa glucocorticoid có tác dụng rất tốt cho tình trạng viêm của niêm mạc mũi, do đó, giúp giảm nghẹt mũi. Các thuốc này bao gồm: Beclomethasone, flunisolide, triamcinolone; fluticasone propionate, fluticasone furoate…
Thuốc xịt trị nghẹt mũi chứa glucocorticoid chủ yếu có tác dụng tại chỗ. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng chỉ định, dùng kéo dài, liều cao… có thể gây ra các tác dụng phụ như:
Tại chỗ: Gây chậm quá trình phục hồi niêm mạc bị tổn thương, kích ứng niêm mạc mũi, khô mũi, c.hảy m.áu cam, viêm/loét vách ngăn mũi. Toàn thân: Loãng xương, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, suy thượng thận, tăng huyết áp, Hội chứng Cushing…, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của trẻ.
2.3. Thuốc kháng histamin trị nghẹt mũi
Thuốc kháng histamin trị nghẹt mũi được dùng trong các trường hợp nghẹt mũi do viêm mũi xoang dị ứng. Các thuốc kháng histamin có thể kiểm soát dị ứng, giảm triệu chứng nghẹt mũi.
– Thuốc kháng histamin đường uống: Thường dùng loratadine, cetirizine, fexofenadine… Tuy nhiên khi uống các thuốc này có thể gây buồn ngủ, nên thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc…
– Thuốc kháng histamin tại chỗ: Được chứng minh là ngang bằng hoặc vượt trội hơn so với thuốc kháng histamin đường uống trong việc kiểm soát triệu chứng như nghẹt mũi và ít gây tác dụng toàn thân. Thuốc có thời gian bắt đầu tác dụng từ 15 đến 30 phút và được chấp thuận sử dụng cho t.rẻ e.m từ 6 t.uổi trở lên.
Azelastin là thuốc thuộc nhóm này, được dùng hai lần mỗi ngày. Tác dụng phụ phổ biến nhất với azelastine là mùi vị khó chịu trong miệng ngay sau khi sử dụng. Có thể giảm thiểu tác dụng phụ này bằng cách giữ cho đầu nghiêng về phía trước trong khi phun để ngăn thuốc chảy xuống cổ họng.
2.4. Tinh dầu trị nghẹt mũi
Camphor, menthol dạng lọ/ống hít mũi có thể giúp thông mũi, sát trùng đường hô hấp, giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả. Tuy nhiên, chúng có tác dụng kích ứng rất mạnh hệ hô hấp của trẻ sơ sinh. Khi hít phải các chất này sẽ làm trẻ ngưng thở do suy hô hấp và sau đó là ngưng tim.
Vì vậy, không nên dùng dầu gió, ống hít có chứa tinh dầu cho trẻ sơ sinh, phụ nữ cho con bú.
3. Dùng thuốc trị nghẹt mũi an toàn
Để giảm các triệu chứng nghẹt mũi , người bệnh cần tuân thủ:
– Không tự ý dùng thuốc, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
– Tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.
– Do các thuốc đều có các tác dụng phụ nguy hiểm nên không tự ý tăng liều khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
– Trong thời gian dùng thuốc trị nghẹt mũi nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào, cần báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.