Ngũ gia bì là một vị thuốc có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa thấp, chủ trị đau bụng, yếu chân, nam giới liệt dương, nữ giới đau lưng, tê chân, làm mạnh gân cốt, tăng trí nhớ…
1. Đặc điểm của cây ngũ gia bì
Ngũ gia bì còn có tên gọi khác là xuyên gia bì, thích gia bì (ngũ gia bì gai). Tên khoa học Acanthopanax aculeatum Seem. Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae. Ngũ gia bì là một cây nhỏ, rất nhiều gai, cao chừng 2-3m.
Ngũ gia bì mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, hay gặp nhất là ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Sapa (Lào Cai), Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang… Có mọc ở Trung Quốc (Quảng Châu, Tứ Xuyên).
Ngũ gia bì (Cortex Acanthopanacis), là vỏ rễ phơi khô của cây ngũ gia bì.
Cây ngũ gia bì gai được dùng làm thuốc.
Theo BSNT Nguyễn Thành Vương – Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội, Đông y coi ngũ gia bì là một vị thuốc có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa thấp, chủ trị đau bụng, yếu chân, t.rẻ e.m lên 3 t.uổi chưa biết đi, nam giới liệt dương, nữ giới ngứa â.m h.ộ, đau lưng, tê chân, làm mạnh gân cốt, tăng trí nhớ, ngâm rượu uống rất tốt.
Theo tài liệu cổ ngũ gia bì vị cay, tính ôn, vào hai kinh can và thận. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
2. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp có ngũ gia bì
BSNT. Nguyễn Thành Vương giới thiệu một số bài thuốc chữa đau nhức xương khớp có ngũ gia bì như sau:
2.1. Chữa đau người, đau lưng , đau xương (Rượu ngũ gia bì): Ngũ gia bì sao vàng 100g, rượu 1 lít. Ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống một ly vào buổi tối trong bữa ăn.
Vị thuốc ngũ gia bì có tác dụng mạnh gân cốt.
2.2. Trị thận khí hư hàn gây tiểu ít, tiểu són, đau lưng mỏi gối:Xà sàng tử, can khương, đỗ trọng, thục địa, hoài sơn, thiên môn, mỗi thứ 100g, ngũ gia bì 120g, địa cốt bì 80g, rượu 700ml, đường 900g. Đem các thảo dược trên ngâm rượu trong 1 tháng. Mỗi lần uống 10ml, ngày 2 lần.
2.3. Trị viêm khớp, sưng đau các khớp, khả năng vận động suy giảm:Cát căn 16g, ngũ gia bì 16g, ngải diệp 16g, trinh nữ 16g, tục đoạn 20g. Các vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, chiều. Uống khi thuốc còn ấm.
2.4. Chữa các chứng lưng đau, gối mỏi, suy giảm khả năng vận động, bị co gân …(Rượu nếp ngũ gia bì):
– Thành phần: Ngũ gia bì 50g, men rượu 10g, gạo nếp 500g.
– Cách dùng: Ngũ gia bì rửa sạch, ngâm trong nước lã cho ngậm nước đều, sắc lên, cứ 30 phút chắt thuốc một lần, làm 2 lần. Đổ chung hai nước làm một, gạo nếp vo sạch cho vào nước thuốc nấu chung thành cơm nếp, để nguội cho men rượu vào, trộn đều, lên men thành rượu nếp. Hằng ngày dùng làm thức ăn, ăn tùy ý.
Công dụng: Dùng cho người tỳ hư, thận hư sinh ra các chứng trạng trên.
2.5. Chữa phong thấp , đau nhức xương khớp:Ngũ gia bì 20g, dây đau xương 15g, rễ cỏ xước 15g. Sắc uống ngày một thang. Chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Hoặc hãm uống thay nước trà hằng ngày.
Xà sàng tử kết hợp với ngũ gia bì và các vị thuốc khác trị đau lưng, mỏi gối.
2.6. Trị chứng phong thấp, đau khớp
Bài thuốc thiên về thấp tà gây đau lưng, nặng chân, đau nhức hoặc kèm cả gân xương co quắp: Ngũ gia bì 200g, mộc qua 200g, tùng tiết (mấu cành thông) 200g. Các vị nghiền bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, uống với nước đun sôi.
2.7. Trị đau sưng, hạn chế vận động khớp gối:Ngũ gia bì 240g, đương quy 150g, ngưu tất 120g, rượu 2000ml. Các vị cho vào nồi, thêm nước vừa đủ sắc nhỏ lửa trong 1 giờ, để nguội, thêm rượu cho vào lọ đậy kín. Ngày uống 2 lần.
2.8. Trị suy nhược cơ thể, đau nhức xương khớp :Ngũ gia bì 100g, địa cốt bì 100g. Sắc hãm lấy nước, uống với chút rượu.
2.9. Trị phù chân, đau nhức khớp, di chứng chấn thương, bệnh thần kinh gây co cứng chi thể cục bộ: Nước sắc ngũ gia bì ý dĩ: Ngũ gia bì 12g, ý dĩ 30g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
2.10. Chữa đau các khớp chi:Ngũ gia bì, độc hoạt, uy linh tiên, tang chi, kê huyết đằng, mỗi vị 10g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
2.11. Chữa các khớp sưng đau kéo dài , hạn chế vận động:Ngũ gia bì 16g, trinh nữ 16g, bưởi bung 16g, nam tục đoạn 20g, ngải diệp 16g, cát căn 16g, đổ nước 4 bát. Sắc còn 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.
2.12. Chữa chứng thống phong (các khớp sưng đau đột ngột, đi lại khó khăn, toàn thân mệt mỏi): Ngũ gia bì 16g, bồ công anh 16g, trinh nữ 16g, rễ cỏ xước 20g, nam tục đoạn 16g, đinh lăng 16g, cà gai leo 16g, tất bát 12g, cát căn 16g, đơn hoa 16g, quế chi 10g, kinh giới 16g, xương bồ 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Kiêng kỵ:Ngũ gia bì vị cay hơi đắng tính ấm, làm tổn hại phần âm, hỗ trợ phần hỏa nên người âm hư hỏa vượng không dùng hoặc phải kết hợp cùng các vị thuốc bổ âm khác. “Dược phẩm vậng yếu – Hải Thượng Lãn Ông y tông tâm lĩnh” viết: “Chứng chân âm của can và thận không đầy đủ thì phải dùng kèm với thuốc tư bổ mới được”.
Ai hay đau nhức xương khớp nhớ kiêng ăn 6 món, đặc biệt món số 1 càng dùng bệnh càng tăng nặng
Đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm.
Bệnh đau nhức xương khớp không nên ăn gì?
– Đồ ăn mặn hoặc chua
Đau nhức xương khớp còn không nên ăn những món gì nữa. Xương khớp không “chịu” nổi những món ăn mặn và chua. Ăn mặn sẽ tăng hàm lượng natri, làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Đồng thời, khiến các tế bào khớp tích trữ muối urat, làm tăng nguy cơ bệnh gout, khiến khớp sưng đau.
Ngoài ra, những món ăn chua lên men có chứa axit oxalic như dưa muối, cà muối,… cũng không nên ăn nhiều vì có thể gây hại đến xương khớp.
– Thịt đỏ
Trong thịt đỏ có nhiều Protein động vật, có thể khiến cơ thể khó hấp thu và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Cụ thể, các nghiên cứu cho rằng, nếu ăn thịt đỏ quá 5 lần/ tuần thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp gấp 3 lần người bình thường.
Các loại thịt đỏ bao gồm: thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt cừu,… thì nên hạn chế. Còn lại, cơ thể cần phải hấp thụ đủ protein trong thịt gà, cá,…
Ảnh minh họa
– Nội tạng động vật
Nhóm nội tạng động vật chính là thực phẩm mà người bệnh cần tránh xa. Trong nội tạng có chứa nhiều sắt, đạm và axit uric, là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout, thoát vị đĩa đệm. Người bị đau xương khớp tuyệt đối không nên ăn nhóm thực phẩm này nhé.
– Chất kích thích
Kiêng uống rượu bia, các chất kích thích và cà phê (cà phê chứa caffeine khiến cho bệnh khớp trở nên tồi tệ hơn).
– Đường
Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường như đồ uống ngọt, soda, trà ngọt, bánh ngọt và các đồ chiên xào vì đường khiến cơ thể giải phóng cytokine và chất này gây viêm nên làm cho khớp gia tăng tình trạng viêm, đau nhức.
– Thực phẩm chứa nhiều phospho
Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chứa khá nhiều phospho như: gan động vật, xúc xích, lạp xưởng,… vì như vậy sẽ khiến cơ thể chứa quá nhiều phospho và canxi mất dần sẽ gây ra sự thiếu hụt canxi.
Đau nhức xương khớp nên ăn gì?
– Ăn những thực phẩm giàu Canxi và Omega như: trứng, sữa, thịt, cá, giá đỗ, các loại nấm… có tác dụng hạn chế quá trình phá hủy sụn khớp.
– Bổ sung gia vị giảm đau chống viêm: trong các gia vị như húng quế, gừng, quế, hương thảo, tỏi, hành, nghệ… có chứa các chất chống viêm, giảm đau, giảm quá trình lão hóa.
– Ăn nhiều rau xanh có tác dụng giảm đau, cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho hệ xương khớp, chống lão. Ví dụ như cà rốt, củ cải đường, khoai lang, súp lơ xanh, đậu bắp,…
– Ăn các loại hoa quả: đặc biệt là các loại quả nhỏ mọng nước như dâu tây, cà chua, cam, bưởi,..
– Nên ăn nhạt: quá nhiều muối cũng khiến cơ thể mất canxi, dẫn đến loãng xương, do đó nên ăn nhạt