Đầy hơi gây khó thở, sốt nhẹ nhưng kéo dài, đau vùng bụng bên phải là 3 trong số nhiều triệu chứng cảnh báo nguy cơ mắc ung thư gan.
Vàng da: Bệnh vàng da là tình trạng da và phần lòng trắng của mắt có màu vàng. Nguyên nhân là sự tích tụ muối mật trong da. Nó dễ dàng được phát hiện dưới ánh sáng tự nhiên, chẳng hạn ở bên ngoài, hơn là ánh sáng trong nhà. Ngoài tình trạng vàng da, một số người còn nhận thấy phân có màu nhạt và trắng thay vì nâu. Đồng thời, nước tiểu có thể sẫm màu hơn bình thường, thậm chí không bị mất nước. Ảnh: Onlymyhealth.
Một khối hoặc cục u ở bụng: Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, bạn có thể cảm thấy một khối u rất cứng hoặc sưng tấy ở vùng ngay dưới khung xương sườn bên phải. Thông thường, khối u này không đau nhưng nếu bị đau, bạn có thể cảm thấy khó chịu hơn ở những vùng xung quanh khối đó. Đôi khi, ung thư gan cũng gây phì đại lá lách, dẫn đến đau hoặc có cảm giác có cục ở vùng bụng trên bên trái. Ảnh: Freepik.
Đau vùng bụng bên phải: Đau, khó chịu hoặc nhức ở vùng bụng bên phải, ngay dưới xương sườn có thể xảy ra do áp lực của khối u gan lên các cấu trúc hoặc dây thần kinh khác ở vùng này. Cách kiểm tra: Hít một hơi thật sâu và ấn nhẹ lên vùng dưới lồng xương sườn của bạn ở phía bên phải – đây gần như là vị trí của gan. Ảnh: Shutterstock.
Đau bả vai phải: Theo Verywell Health, đây là triệu chứng tiềm ẩn cảnh báo ung thư gan, đặc biệt nếu gần đây bạn không tham gia bất kỳ hoạt động thể chất hay vận động mạnh nào. Khối u (hoặc lây lan từ khối u) có thể kích thích các dây thần kinh báo cho não biết cơn đau đến từ xương bả vai trong khi thực tế nó đến từ gan. Cơn đau này thường được cảm nhận ở vai phải, mặc dù nó có thể xảy ra ở cả hai bên. Cơn đau có thể kéo dài đến lưng. Ảnh: LifeMD.
Đầy hơi và khó thở: Chất lỏng tích tụ trong bụng gọi là cổ trướng có thể là dấu hiệu của ung thư gan. Lúc đầu có thể có cảm giác như đầy hơi. Một số người bệnh cho biết quần áo của họ không vừa vặn với vòng eo hoặc kích thước vùng eo thay đổi dù họ không tăng cân. Theo thời gian, chất lỏng tích tụ trong bụng có thể đẩy lên phổi gây khó thở. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Giảm hoặc tăng cân không rõ nguyên nhân: Dấu hiệu đầu tiên của ung thư gan có thể là sụt cân (giảm trên 5% trọng lượng cơ thể trong khoảng 6-12 tháng) mà không phải do thay đổi chế độ ăn uống hoặc tập thể dục. Tăng cân nhanh và bất ngờ cũng là dấu hiệu có thể của ung thư gan. Điều này thường xảy ra do chất lỏng tích tụ nhanh chóng trong bụng. Ảnh: Newsweek.
Chán ăn: Điều này có thể xảy ra với nhiều chứng rối loạn, nhưng có thể khá nghiêm trọng với các vấn đề về gan. Chán ăn do ung thư gan có thể đi kèm với cảm giác no rất nhanh, ngay cả khi chỉ ăn nhiều bữa nhỏ. Ảnh: Shutterstock.
Mệt mỏi và/hoặc suy nhược: Sự mệt mỏi của ung thư khác với mệt mỏi thông thường và nó khó cải thiện sau giấc ngủ ngon. Đôi khi, triệu chứng này sẽ dễ dàng nhận biết hơn nếu bạn nhìn lại khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng trước và đ.ánh giá năng lượng của mình hiện tại so với năng lượng của thời điểm đó. Ảnh: Pexels.
Sốt: Sốt nhẹ nhưng dai dẳng, không rõ nguyên nhân, là một trong những triệu chứng khá phổ biến của bệnh ung thư gan. Người bệnh có thể bị sốt trên 38,3 độ C kéo dài hơn 3 ngày. Có một số nguyên nhân tiềm ẩn khác gây sốt dai dẳng, tốt nhất bạn nên đi khám nếu gặp phải tình trạng này. Ảnh: Pexels.
Lý do giật mình khiến gan nhiễm mỡ, xơ gan dù không nhậu
Cách chọn món ăn có thể khiến một người có nguy cơ gan nhiễm mỡ cao hơn 43% so với người khác dù lượng calo nạp vào và mức tập thể dục như nhau.
Gan nhiễm mỡ, xơ gan và các bệnh gan nặng khác thường được liên kết với việc lạm dụng rượu, song không chỉ có vậy.
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí y học The American Journal of Clinical Nutrion tháng 1-2024 cảnh báo một số món ăn mà nhiều người vẫn sử dụng hằng ngày cũng có thể phá hoại lá gan theo cách không ngờ đến.
Nguy cơ gan nhiễm mỡ hay nghiêm trọng hơn là xơ gan, bệnh gan nặng khác cũng có thể gây ra bởi các món chế biến sẵn mà chúng ta vẫn ăn hằng ngày – Ảnh minh họa từ Internet
Nhóm tác giả đến từ Trường Y tế công cộng Arnold thuộc Đại học Nam Carolina, Trường Y khoa Havard và Trường Y tế công cộng Havard TH Chan (Mỹ) đã phân tích dữ liệu của gần 174.000 người từ 40-69 t.uổi, thu thập bởi ngân hàng sinh học Biobank của Anh.
Sau thời gian theo dõi trung bình 8,9 năm, có 1.108 người đã bị gan nhiễm mỡ, 350 người bị xơ gan, 134 trường hợp ung thư gan và 550 trường hợp mắc các bệnh gan khác.
Nhóm tình nguyện viên được chia làm 4 nhóm, phân tích nhiều yếu tố. BMI trung bình của từng nhóm tương tự nhau, tiêu thụ mỗi ngày trên dưới 2.000 calo như nhau, hoạt động thể chất cũng tương đương.
Khác biệt lớn nhất giữa 4 nhóm là mức tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến được điều chỉnh theo năng lượng trung bình ở nhóm thứ nhất chỉ là 209 g/ngày
Nhóm thứ hai tiêu thụ 353 g/ngày, nhóm thứ ba 508 g/ngày, nhóm thứ tư 818 g/ngày.
Kết quả cho thấy tỉ lệ ăn UPF trong thực đơn hằng ngày càng cao, nguy cơ gan nhiễm mỡ và bệnh gan nặng càng tăng; không nhận thấy tác động đáng kể đến bệnh ung thư gan.
So với nhóm thứ nhất, nhóm thứ tư tăng 43% nguy cơ gan nhiễm mỡ, 18% nguy cơ xơ gan và 50% nguy cơ mắc bệnh gan nặng.
UPF cũng gây ra sự khác biệt trong các dấu ấn sinh học lâm sàng. Những người ăn nhiều UPF nhất có men gan cao hơn 26% so với nhóm 1, triglyceride (chất béo trung tính) cao hơn 15%, trong khi cholesterol “tốt” HDL lại thấp.
Ngoài ra, UPF có chất lượng dinh dưỡng kém hơn do thường vắng mặt nhiều vi chất quan trọng; mật độ năng lượng, đường bổ sung, muối, phụ gia lại cao. UPF cũng gây viêm cao, làm trầm trọng thêm quá trình viêm trong tiến triển của bệnh gan.
UPF cũng từng được chứng minh là dễ gây béo phì và phá hoại hệ thống chuyển hóa nói chung.
Theo BBC Good Food, các loại UPF phổ biến có thể kể đến gồm: nước ngọt, nước tăng lực; đồ ăn nhẹ đóng gói (kem, bánh kẹo, khoai tây chiên…); bánh mì, bánh ngọt hay bánh quy sản xuất công nghiệp; bơ phết lên bánh; nước trái cây đóng hộp; thịt chế biến (xúc xích, lạp xưởng, jambon…), sản phẩm giả thịt chế biến sẵn cho người ăn chay, mì gói…