Với bệnh tim mạch, việc phát hiện và điều trị sớm là chìa khóa để duy trì sức khỏe và tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh tim mạch gây ra.
Vào mùa đông, thời tiết miền Bắc thường xuống thấp, điều này không chỉ gây cảm giác lạnh giá thường trực, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của người dân mà còn tiềm ẩn những mối nguy cho tim mạch.
Nhiều khảo sát cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là các cơn đau tim tăng lên đáng kể vào mùa Đông. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy nguy cơ bị đau tim tăng khoảng 2% sau mỗi lần giảm 1,8 độ F. Một nghiên cứu khác tiết lộ rằng những ngày có nhiệt độ dưới mức đóng băng làm tăng tỷ lệ đau tim cao nhất.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp có xu hướng kích hoạt hệ thần kinh giao cảm tăng tiết nội tiết tố catecholamine, dẫn đến các mạch m.áu ngoại vi co lại, tạo ra nhiều áp lực lên tim, tim phải làm việc nhiều để bơm m.áu đi khắp cơ thể.
Nhịp tim nhanh và huyết áp tăng lên tuy là một phản ứng bình thường khi cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh, nhưng nếu không được kiểm soát có thể gia tăng cơn đau tim ở những người đang có bệnh tim mạch. Đồng thời, khi các mạch m.áu tim co lại, lưu lượng m.áu đến tim giảm dẫn đến cung cấp oxy giảm, làm tăng nguy cơ đau tim.
6 dấu hiệu cánh báo bệnh tim mạch, cần khám càng sớm càng tốt
Mệt mỏi quá mức
Mệt mỏi có thể có nhiều nguyên nhân. Đôi khi nó chỉ đơn giản là bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn do suy nhược cơ thể. Nhưng cảm giác kiệt sức có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, có thể liên quan đến tim mạch.
Khi mệt mỏi liên quan đến bệnh tim, bạn cảm thấy không thể thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày.
Đau thắt ngực
Mặc dù đau thắt ngực có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nhưng đây là một dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về tim. Đau thắt ngực là một loại đau ngực do lưu lượng m.áu đến tim giảm và là một triệu chứng của bệnh động mạch vành.
Đau thắt ngực thường được mô tả là cảm giác bị ép, áp lực, nặng nề, căng cứng hoặc đau ở ngực. Có thể có cảm giác như có một khối nặng đè lên ngực.
Tim đ.ập nhanh
Tim đ.ập nhanh có cảm giác như tim bạn đ.ập mạnh hoặc lỡ nhịp. Khi tim đ.ập nhanh, bạn có thể cảm thấy tim mình đang đ.ập ở ngực, cổ hoặc cổ họng.
Triệu chứng này có thể xuất hiện khi bạn hồi hộp, lo lắng, vận động với cường độ mạnh… nhưng đây cũng là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như rối loạn nhịp tim.
Ảnh minh họa
Khó thở
Tim và phổi là 2 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khó thở. Tim và phổi của bạn phối hợp với nhau để đưa oxy đến m.áu và các mô và loại bỏ carbon dioxide. Nếu một trong hai cơ quan này hoạt động không bình thường thì sẽ dẫn tới tình trạng có quá ít oxy hoặc quá nhiều carbon dioxide trong m.áu. Khi điều này xảy ra, cơ thể bạn sẽ phải thở mạnh hơn để lấy thêm oxy vào hoặc đẩy carbon dioxide ra ngoài.
Các tình trạng về tim có thể gây khó thở như suy tim, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim, viêm nội tâm mạc, viêm màng ngoài tim hoặc viêm cơ tim…
Chóng mặt
Chóng mặt là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khoẻ, đôi khi chỉ là do cơ thể suy nhược, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch, chẳng hạn như rung tâm nhĩ – gây ra nhịp tim không đều, đau tim, ngất do thần kinh tim hoặc tụt huyết áp đột ngột…
Hiện tượng phù nề
Sau khi ngủ dậy nếu bạn cảm thấy mặt bị căng phù, mí mắt trĩu nặng, hoặc có thể chân bị phù ở một vài thời điểm nhất định trong ngày, đột nhiên đi giày dép chật… thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, vì có thể đây là những triệu chứng của bệnh suy tim.
Người bệnh tim cần làm gì để ngăn ngừa bệnh tái phát
Ảnh minh họa
Chữa dứt điểm bệnh viêm đường hô hấp
Nếu bạn có các dấu hiệu ban đầu của cảm lạnh, cảm cúm, viêm đường hô hấp, bạn cần chủ động nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng và uống nhiều nước. Trường hợp sử dụng thuốc, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ.
Ngủ dậy không nên bật dậy ngay
Buổi sáng trời lạnh, người cao t.uổi và người mắc bệnh tim mạch không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay lập tức vì sẽ gây kích thích mạch m.áu não, tăng huyết áp đột ngột và dẫn đến đột quỵ. Thay vào đó, nhóm người này được khuyên nên nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng 3-5 phút để cơ thể dần thích nghi rồi mới từ từ ngồi dậy.
Không để lạnh khi dậy
Người cao t.uổi thường xuyên có thói quen thức dậy vào ban đêm hoặc nửa đêm về sáng để đi vệ sinh. Việc bật dậy đột ngột hoặc mặc áo quá mỏng khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột, cũng rất dễ xảy ra đột quỵ Chuyên gia khuyến cáo người cao t.uổi, bệnh tim mạch, huyết áp cao khi dậy giữa đêm cần chú ý mặc ấm, đặc biệt giữ ấm phần đầu, nên đi vệ sinh trong phòng kín gió.
Không tắm muộn
Nhóm người sức khỏe yếu, đang mắc bệnh tim mạch nên đi tắm trước 6 giờ tối, sau khoảng thời gian này nhiệt độ xuống thấp sẽ không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt không nên tắm quá muộn, nhất là không tắm sau 22 giờ đêm vì khoảng thời gian này rất dễ g.ây s.ốc nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng. Tránh tắm quá lâu hoặc tắm bằng nước lạnh. Khi tắm rửa cần làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm, tránh tăng huyết áp đột ngột do nước lạnh.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, mỗi người cần phải ăn đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Tránh ăn uống đồ lạnh, đồ ăn vừa lấy từ tủ lạnh ra vì dễ làm cơ thể nhiễm lạnh. Cần hạn chế uống rượu vì làm co thắt mạch m.áu gây tăng huyết áp, có thể dẫn tới đột quỵ, t.ử v.ong. Không uống cà phê hay hút thuốc trong vòng 1 giờ trước khi làm việc nặng vì chúng làm tăng nhịp tim.
Ăn nhiều thịt đỏ tăng nguy cơ mắc tiểu đường?
Bệnh tiểu đường loại 2 ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, vậy ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2?
Bệnh tiểu đường là căn bệnh khá nhiều người mắc phải, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, ung thư và chứng mất trí nhớ.
Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này ngoài có thể do lối sống kém lành mạnh, nạp quá nhiều đường và chất béo, không bổ sung chất xơ, lười vận động…. Căn bệnh này nên được phát hiện sớm để có những biện pháp điều trị hiệu quả ngay từ khi mới mắc bệnh.
Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. (Nguồn: Sohu)
Một nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, người ăn 2 phần thịt đỏ mỗi tuần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn những người ăn ít.
Nhóm nghiên cứu thu thập và phân tích dữ liệu sức khỏe từ hơn 210.000 người tham gia trong một số dự án nghiên cứu sức khỏe dài hạn của Mỹ.
Trong thời gian theo dõi kéo dài 36 năm, cứ 2 đến 4 năm những người tham gia sẽ báo cáo về chế độ ăn, tình trạng sức khỏe của mình một lần, ghi chép lại các loại thực phẩm, tần suất họ tiêu thụ.
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, hơn 22.000 người tham gia đã mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong giai đoạn này.
Phân tích cũng cho thấy, ăn cả thịt đỏ đã qua chế biến và chưa qua chế biến đều liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Trong số những người tham gia khảo sát, người ăn nhiều thịt đỏ nhất nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 62% so với những người ăn ít thịt đỏ nhất.
Sau khi điều chỉnh các yếu tố khác như hoạt động thể chất và lượng rượu nạp vào cơ thể, các nhà nghiên cứu phát hiện ra có mối quan hệ giữa lượng tiêu thụ thịt đỏ và bệnh tiểu đường loại hai. Cụ thể, mỗi khẩu phần thịt đỏ qua chế biến liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 46%, trong khi con số ở thịt đỏ chưa qua chế biến là 24%.
Theo các chuyên gia, công trình nghiên cứu trên không khẳng định ăn thịt đỏ là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, mà nó cho thấy mối liên hệ giữa lượng thịt đỏ bạn nạp vào và nguy cơ mắc bệnh.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ xuống 1 lần/tuần (khẩu phần khoảng 70gram). Bạn có thể thay thế thịt đỏ bằng protein thực vật từ các loại hạt, đậu, sữa, để có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Khi thay thế thịt đỏ bằng các loại hạt và đậu sẽ giúp giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, khi thay thế bằng các sản phẩm từ sữa giúp giảm 22%.