Cây trâm bầu thường mọc hoang và được dùng làm củi đun nhưng thực ra, đây là loại dược liệu được dùng trị giun sán, giúp nhuận gan…
1. Đặc điểm của cây trâm bầu
Trâm bầu tên gọi khác như săng kê, chưng bầu, tim bầu, song re… Tên khoa học là Combretum qualrangulare, thuộc họ Bàng Combretaceae. Trâm bầu là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, có chiều cao từ 2 – 10m, một số cây phát triển trong điều kiện lý tưởng có thể cao đến 12m. Thân có nhiều cành ngắn, cành non có 4 cạnh và mép có rìa mỏng.
Lá mọc đối xứng, cuống ngắn, phiến hình trứng dài có gốc thuôn và đầu hơi nhọn, cả 2 mặt lá đều có lông nhưng mặt dưới nhiều hơn. Hoa mọc thành cụm ở nách lá, mỗi cụm có nhiều hoa nhỏ màu vàng. Quả lớn, màu xanh, có 4 cánh mỏng, bên trong chứa nhiều hạt hình thoi.
Bộ phận dùng để làm thuốc chữa bệnh bao gồm lá, rễ và hạt của cây trâm bầu.
– Phân bố: Trâm bầu có nguồn gốc từ các nước Đông Dương (Campuchia, Lào và Việt Nam). Cây ưa mọc ở các vùng đất phèn, nước mặn và vùng nước ngọt. Nhân dân thường trồng cây để lấy củi, ít nơi trồng trâm bầu để làm dược liệu.
– Thu hoạch – sơ chế: Lá và rễ được thu hái quanh năm. Quả và hạt được thu hái vào tháng 1 – 2 hằng năm. Có thể sử dụng dược liệu tươi hoặc phơi khô để dùng dần.
– Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp và có ánh nắng trực tiếp.
– Thành phần hóa học: Theo kết quả phân tích, hạt của cây trầm bầu có chứa acid oxalic tự do, oxalate calcium, acid béo, tannin, dầu béo 12%. Ngoài ra khi phân tích acid béo người ta nhận thấy hạt chứa acid linoleic 2.31% và acid palmitic 5.91%.
Cây trâm bầu.
2. Một số bài thuốc
– Chữa giun kim và giun đũa
Bài 1: Hạt trâm bầu và chuối chín. Đem nướng hạt trầu bầu, kẹp trong chuối chín rồi nhai nuốt. T.rẻ e.m dùng từ 7 – 14g (khoảng 5 – 10 hạt), người lớn dùng 14 – 20g (khoảng 10 – 15 hạt).
Bài 2: Bột nếp 100g, bột từ hạt trâm bầu 50g, lá mơ tán bột 50g. Trộn đều bột từ hạt trâm bầu, bột lá mơ với bột nếp và lượng nước vừa đủ. Sau đó vo bột thành viên và hấp cách thủy cho chín. Mỗi sáng sau khi thức dậy, ăn một lượng vừa phải đồng thời không ăn thêm thực phẩm khác cho đến trưa. Áp dụng bài thuốc liên tục trong 4 – 5 ngày.
Hạt của trái trâm bầu có tác dụng trị giun.
– Trà trâm bầu giúp nhuận gan : Hạt trâm bầu 20 – 30g dùng nấu nước uống và dùng như trà trong ngày.
– Chữa nước ăn chân : Dùng 100g lá trâm bầu, 100g lá phèn đen, 100g lá móng tay, 100g lá bạch hạ giã nhuyễn rồi ngâm cùng 100ml rượu trắng.
Sau đó dùng nước rượu ngâm này bôi lên chỗ ăn chân ngày 2 – 3 lần sẽ rất nhanh khỏi. Khi dùng không hết bạn có thể đậy kín nắp chai rượu ngâm và để dùng dần.
– Trị xơ gan cổ trướng: Lá cối xay, lá trâm bầu, vỏ cây vọng cách và vỏ cây quao nước mỗi thứ 50g, quả dứa dại và thân cây ráy gai mỗi thứ 200g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang trong 7-10 ngày hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng.
Nước sắc từ hạt trâm bầu còn có tác dụng trên giun đất và sán lợn, ngày sắc uống 50g, trong 7- 15 ngày. Ngoài ra, còn có thể dùng 100g rễ trâm bầu giã nát đắp lên vết thương giúp giảm đau và uống 50g nước sắc rễ trâm bầu cầm tiêu chảy.
Lá, rễ hạt của cây trâm bầu thường được dùng làm thuốc trị bệnh.
3. Lưu ý khi sử dụng cây trâm bầu làm thuốc
– Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng các bài thuốc từ trâm bầu.
– Không nên dùng các bài thuốc trâm bầu kết hợp với các bài thuốc tây chữa tăng men gan, thuốc lợi tiểu, thuốc trị giun khác.
– Trong thành phần hạt trâm bầu có chất oxalate calcium gây nấc cụt sau khi uống. Phản ứng này sẽ tự hết mà không cần chữa trị.
– Trong dân gian còn có cây bạc thau, là loại thân dây leo cũng được gọi là cây trâm bầu. Loài này có hoa màu tím hồng, thường trồng làm cảnh. Trước khi dùng bạn nên hết sức lưu ý tránh nhầm lẫn giữa hai loài thực vật.
– Cây trâm bầu là một loài thực vật có tác dụng trị bệnh, trị giun, khi sử dụng bạn nên có sự tư vấn của thầy thuốc, bác sĩ chuyên ngành.
Một loại gia vị nấu phở Việt Nam xuất khẩu đem về nghìn tỷ đồng
Đây là một loại gia vị, dược liệu được như một loại gia vị an toàn và có lịch sử lâu đời ở nhiều nền ẩm thực khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương, quế, hồi và các cây dược liệu của Việt Nam ngày càng được quan tâm và có thêm thị trường. Năm 2022, Việt Nam là nước xuất khẩu quế hàng đầu trên thế giới, đạt 292 triệu USD (hơn 7.000 tỷ đồng). Tính đến hết tháng 10/2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 74.000 tấn quế, thu hơn 220 triệu USD.
Tại các nước châu Á, quế được sử dụng làm thuốc trong hàng trăm năm nhờ nhiều lợi ích. Ở Việt Nam, quế giúp tạo hương vị các món ăn, quen thuộc nhất là cho vào nước phở. Ngoài ra, công dụng của quế cũng là dược liệu cho các loại thuốc trong Đông y.
Ảnh minh họa.
Quế được sử dụng như một loại gia vị an toàn và có lịch sử lâu đời ở nhiều nền ẩm thực khác nhau trên thế giới bởi những lợi ích sức khỏe tuyệt vời, chưa kể đến vị ngọt thơm, cay ấm đặc trưng và dễ sử dụng trong các công thức nấu ăn.
Về giá trị dinh dưỡng, quế hầu như không chứa protein hoặc chất béo và không đóng vai trò lớn trong dinh dưỡng tổng thể nhưng chứa một số vitamin, khoáng chất. Một thìa cà phê quế xay chứa 6 calo, 0,1g protein, 2g carbohydrate, 1,6g chất xơ, 26mg canxi, 11mg kali, 3mcg beta-carotene, 8 IU vitamin A.
Theo các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra quế là một trong những loại thảo mộc và gia vị phổ biến nhất thế giới về khả năng chống oxy hóa. Quế chứa nhiều chất chống oxy hóa bảo vệ giúp giảm tổn thương gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa. Thực tế, cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã xác định được ít nhất 41 hợp chất bảo vệ khác nhau được tìm thấy trong loại gia vị này.
Các hợp chất cụ thể bao gồm polyphenol, acid phenolic và flavonoid có tác dụng chống lại stress oxy hóa trong cơ thể và được chứng minh là hỗ trợ ngăn ngừa bệnh mạn tính. Nó cũng giúp giảm viêm, hạn chế sự tích tụ oxit nitric trong m.áu và ngăn ngừa quá trình peroxid hóa chất béo, cả hai đều có thể làm tăng nguy cơ rối loạn não, ung thư, bệnh tim và suy giảm nhận thức.
Vì có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm nên sử dụng quế cũng có thể có lợi trong việc kiểm soát cơn đau. Các nghiên cứu cho thấy nó giúp giảm đau nhức cơ bắp, giảm đau bụng kinh và giảm mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng.
Quế rất giàu cinnamaldehyde, giúp thúc đẩy giải phóng insulin và tăng cường độ nhạy insulin giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường, hỗ trợ giảm lượng đường trong m.áu.
Do khả năng chống oxy hóa mạnh, quế hiện đang được nghiên cứu về khả năng bảo vệ chống lại tổn thương ADN, đột biến tế bào và phát triển khối u ung thư. Các nghiên cứu gợi ý hợp chất cinnamaldehyde, có thể ức chế sự phát triển của khối u và bảo vệ ADN khỏi bị hư hại đồng thời t.iêu d.iệt các tế bào ung thư.
Quế được sử dụng để điều trị một số bệnh về đường hô hấp, các vấn đề phụ khoa, tiêu hóa.
Trong những thập kỷ qua, quế được nhận định là chất chống viêm và cải thiện chức năng nhận thức. Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ nghiên cứu khoa học để xác định lượng quế cần thiết hỗ trợ các tình trạng khác nhau như giảm lượng đường trong m.áu.
Được biết, trên thị trường bạn có thể tìm thấy các sản phẩm từ quế như: thanh vỏ quế, bột quế xay, tinh dầu và chiết xuất quế. Bạn có thể dùng vỏ quế tươi hoặc khô trong các món hầm hoặc ngâm trong nước nóng để làm trà quế.
Quế xay cũng có tác dụng tốt để tạo vị ngọt thơm cho các món ăn như bột yến mạch, sữa chua hoặc đồ nướng, bánh nướng, bánh ngọt, các món ăn mặn và đồ uống như rượu táo.
Dùng trà quế thường xuyên có thể giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện triệu chứng viêm đường hô hấp. Uống trà quế sau bữa tối cũng giúp cân bằng lượng đường trong m.áu.