Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra khái niệm về bệnh X, căn bệnh do một loại virus giả định gây ra, chưa biết có tồn tại hay không gây ra.
Các nhà lãnh đạo thế giới đã tập trung tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) giữa tháng 1 để thảo luận về bệnh X do loại virus giả định được cho là nguy hiểm hơn 20 lần so với Covid-19.
Mặc dù chưa biết loại virus như vậy hiện có tồn tại hay không nhưng giới chuyên gia hy vọng có thể chủ động đưa ra kế hoạch hành động để chống lại loại virus đó và chuẩn bị hệ thống y tế nếu bệnh X nổi lên như một đại dịch. Một chuyên gia nói với CBS News rằng khả năng đó có thể xảy ra sớm hơn chúng ta nghĩ.
Tiến sĩ Amesh Adalja, thuộc Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins (Mỹ), cho biết: “Có những chủng virus với tỷ lệ t.ử v.ong rất cao có thể phát triển khả năng lây truyền hiệu quả từ người sang người”.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Britannica
Bệnh X là gì?
Năm 2022, WHO đã tập hợp 300 nhà khoa học để xem xét 25 họ virus và vi khuẩn nhằm lập ra danh sách các mầm bệnh mà họ tin rằng có khả năng tàn phá và cần được nghiên cứu thêm. Nằm trong danh sách đó là bệnh X được tổ chức này công nhận lần đầu tiên vào năm 2018.
WHO đ.ánh giá sự quan tâm tới virus gây bệnh X “thể hiện sự hiểu biết rằng một đại dịch quốc tế nghiêm trọng có thể do một mầm bệnh (không xác định) gây ra”. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết Covid-19 có thể là “bệnh X” đầu tiên. Các nhà khoa học đang tích cực học hỏi từ kinh nghiệm đó.
Theo Tiến sĩ Adalja, bệnh X có thể do một loại virus đường hô hấp đã lây lan ở các loài động vật và chưa có khả năng truyền sang người. “Con vật nhiễm bệnh có thể là loài dơi như Covid-19, các loài chim như cúm gia cầm hoặc một số loại động vật khác, chẳng hạn như lợn”, vị tiến sĩ nói. Khi con người và động vật tiếp xúc, các loài virus có thể lan truyền.
Tính toán của các chuyên gia
Theo WHO, nếu chúng ta không chuẩn bị, rất có thể một căn bệnh ở quy mô đó sẽ gây ra thiệt hại thậm chí còn lớn hơn những gì chúng ta đã trải qua với Covid-19, căn bệnh đã cướp đi sinh mạng hơn 7 triệu người.
Tiến sĩ Adalja cũng đề cập đến đại dịch cúm năm 1918 đã g.iết c.hết khoảng 50 triệu người trên toàn cầu. “Nếu chúng ta ứng phó quá kém với một thứ như Covid-19, bạn có thể tưởng tượng mọi chuyện sẽ tệ đến mức nào với một sự kiện cấp độ như đại dịch cúm năm 1918″.
Đó là lý do các chuyên gia khắp nơi trên thế giới đang nghiên cứu một kế hoạch mạnh mẽ và hiệu quả để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Ông Ghebreyesus nhận định hệ thống cảnh báo sớm và kế hoạch về cơ sở hạ tầng y tế có thể giúp ích trong một kịch bản tương lai.
Tiến sĩ Adalja cho biết một bài học quan trọng khác từ đại dịch Covid-19 là tầm quan trọng của tính minh bạch.
Ông Ghebreyesus chia sẻ WHO hợp tác với các tổ chức toàn cầu khác đã đưa ra các sáng kiến để chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo. Những nỗ lực này bao gồm quỹ đại dịch để giúp các quốc gia có nguồn lực, trung tâm chuyển giao công nghệ vắc xin mRNA để đảm bảo công bằng về vắc xin cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung tâm thông tin về dịch bệnh nhằm cải thiện hoạt động giám sát hợp tác giữa các quốc gia.
Nguy cơ xuất hiện ‘bệnh X’ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Trong danh sách mới mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cập nhật hồi tháng 11/2022, “bệnh X” là cụm từ các nhà khoa học dùng để chỉ một mầm bệnh chưa biết, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và gây ra dịch bệnh nghiêm trọng trên thế giới.
Ảnh minh họa: GETTY IMAGES
Các nhà nghiên cứu ở Malaysia cảnh báo rằng sự xuất hiện của “bệnh X” có thể bùng phát thành đại dịch trong tương lai do ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu.
Trong danh sách mới mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cập nhật hồi tháng 11/2022, “bệnh X” là cụm từ các nhà khoa học dùng để chỉ một mầm bệnh chưa biết, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và gây ra dịch bệnh nghiêm trọng trên thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Giáo sư, Tiến sĩ Lam Sai Kit cho rằng nhiều khả năng “bệnh X” xảy ra do nạn phá rừng và buôn bán động vật hoang dã. Trong số các động vật hoang dã, dơi là loài mang rất nhiều virus. Các loài chim di cư và tê tê thường mang virus cúm gia cầm. Theo ông Lam, nếu đồng ý với quan điểm rằng “bệnh X” bắt nguồn từ động vật hoang dã, các cơ quan chức năng nên tăng cường giám sát căn bệnh này, không chỉ ở người mà còn ở động vật hoang dã và cả động vật đang nuôi tại trang trại đã được thuần hóa. Ông Lam nhấn mạnh bài học rút ra từ đại dịch COVID-19 là rất quan trọng khi thực thi các biện pháp nhằm sớm ngăn chặn sự lây lan khi có nhiều bằng chứng cho thấy virus lây truyền từ động vật sang người.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vinod Balasubramaniam thuộc chi nhánh ở Malaysia của Đại học Monash (Australia), biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ xảy ra đại dịch trong tương lai. Theo nhà nghiên cứu Vinod Balasubramaniam, điều quan trọng là phải giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai. Theo ông Vinod Balasubramaniam, tình trạng phá rừng, đô thị hóa và mở rộng ngành công nghiệp đòi hỏi phải mở rộng ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, điều này khiến động vật nuôi đến sống gần con người hơn, làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh lây lan từ động vật sang người.
Cả hai chuyên gia đều dự đoán rằng “bệnh X” sẽ là một bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp khác, song người bệnh không có triệu chứng.
Giáo sư, Tiến sĩ Lam dự đoán “bệnh X” có thể bắt nguồn từ một loại virus có khả năng tự biến đổi ở mức độ cao đối với động vật và có khả năng lây truyền sang người ở mức độ cao. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Vinod Balasubramaniam dự báo, đợt bùng phát dịch tiếp theo sẽ là bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp với tỷ lệ lây lan từ người sang người ở mức độ cao. Người nhiễm bệnh sẽ phát tán mầm bệnh khi ho, hắt hơi hoặc nói to. Tuy nhiên, theo ông, khả năng xuất hiện “bệnh X” là do lây từ động vật sang người, giống như virus HIV gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) mắc phải ở người. Theo ông Vinod Balasubramaniam, virus cúm, đặc biệt là H5N1, là một trong những virus có khả năng cao gây “bệnh X”. Bên cạnh đó, ông cho rằng một chủng virus Corona mới có thể sẽ xuất hiện trong tương lai và loại virus này cũng có khả năng tự biến đổi.
Hiện tại, WHO đã lập danh sách các loại virus có khả năng trở thành tác nhân gây “bệnh X” có khả năng gây thiệt hại về tính mạng cao hơn cả COVID-19.