Thời gian qua, số người mắc và nhập viện do các bệnh hô hấp như cúm mùa, viêm phổi do phế cầu khuẩn, viêm họng, ho gà… tăng cao.
Nhiều t.rẻ e.m vẫn chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ, nguy cơ mắc bệnh cao khi tiếp xúc với cộng đồng. Ảnh minh họa
Thời điểm cuối năm, hoạt động giao lưu đông người diễn ra nhiều hơn. Ngoài ra, thời tiết Đông Xuân lạnh là điều kiện cho mầm bệnh phát triển và lây lan mạnh hơn.
Nhóm bệnh nhân có diễn biến nhanh
Thời gian qua, số người mắc và nhập viện do các bệnh hô hấp như cúm mùa, viêm phổi do phế cầu khuẩn, viêm họng, ho gà… tăng cao. Trong đó, không ít trường hợp nặng, phải thở máy, phối hợp kháng sinh liều cao.
Gần đây, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận tình trạng gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp và cúm A, Covid-19, virus hợp bào hô hấp RSV tại một số quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia…
Tại Việt Nam, dịch bệnh đường hô hấp cũng diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc, nhập viện và gặp biến chứng nặng, nhất là t.rẻ e.m và người cao t.uổi, người có bệnh lý nền. Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, tỷ lệ nhập viện cao gấp đôi so với các tháng trước.
Nhiều phòng kín giường bệnh, không ít trẻ viêm phổi nặng, phải thở máy. Đồng thời, loạt trường học ở Hà Nội cũng ghi nhận nhiều học sinh có biểu hiện ho, sốt và phải nghỉ học do cúm A và B. Trong khi đó, tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, nhiều gia đình đến thăm khám do mắc các bệnh về hô hấp.
Bác sĩ Mã Thanh Phong – Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, ai cũng có khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp. Hệ hô hấp chia làm hô hấp trên và dưới. Bệnh lý hô hấp trên thường gặp là viêm mũi, viêm phế quản, viêm tai giữa… Bệnh lý đường hô hấp dưới thường gặp là viêm phế quản cấp, viêm phổi… Ngoài ra, người dân còn dễ mắc bệnh về đường dẫn khí như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Đặc biệt, bệnh lý đường hô hấp cấp hay gặp đa số là do tác nhân virus gây ra.
Với người có sức đề kháng ổn định, bệnh lý thường ổn định sau 5 – 7 ngày. Đồng thời, có thể điều trị tại nhà nếu mắc cảm lạnh, cúm, viêm họng… Tuy nhiên, một số nhóm nguy cơ cao như: Trẻ dưới 5 t.uổi, người lớn trên 65 t.uổi, phụ nữ mang thai, người bệnh nền… thường dễ gặp biến chứng viêm phổi và bội nhiễm thêm tác nhân khác khiến bệnh kéo dài, tốn kém chi phí điều trị.
“Ở các nhóm nguy cơ, bệnh hô hấp có thể diễn biến rất nhanh và nguy hiểm. Chúng tôi từng chứng kiến các ca người lớn t.uổi gặp ngay biến chứng viêm phổi chỉ sau các cơn loạn tri giác, chán ăn hoặc mệt mỏi”, bác sĩ Phong chia sẻ. Bên cạnh đó, thói quen tự mua thuốc uống khi có dấu hiệu mệt mỏi, sốt ho, sổ mũi có thể gây khó khăn điều trị vì tình trạng kháng kháng sinh.
Theo chuyên gia này, 80% bệnh hô hấp do virus gây ra. Do đó, uống kháng sinh không mang lại hiệu quả, mà còn l.àm t.ình trạng kháng kháng sinh gia tăng. Những trường hợp có triệu chứng bệnh hô hấp kéo dài, đặc biệt bệnh t.rẻ e.m, người lớn t.uổi cần đi khám sớm.
Nhiều trẻ chưa tiêm đủ vắc-xin
Bác sĩ Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, thời điểm cuối năm, các bệnh hô hấp gia tăng là điều bình thường. Tuy nhiên, năm nay, số ca mắc và nhập viện đồng loạt tăng cao đáng lo ngại. Bác sĩ Chính phân tích, nguyên do là thời điểm cuối năm, hoạt động giao lưu đông người diễn ra nhiều hơn.
Ngoài ra, thời tiết Đông Xuân lạnh là điều kiện cho mầm bệnh phát triển và lây lan mạnh hơn. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và Chương trình tiêm chủng mở rộng thường xuyên bị gián đoạn. Vì vậy, nhiều t.rẻ e.m vẫn chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ, nguy cơ mắc bệnh cao khi tiếp xúc với cộng đồng.
Chuyên gia này dẫn chứng, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 10 bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong cao nhất tại Việt Nam, có tới 6 bệnh về đường hô hấp. Trong đó, tỷ lệ này là 23 – 38% ở t.rẻ e.m. Mỗi năm, có khoảng 4 – 5 triệu t.rẻ e.m t.ử v.ong do các bệnh hô hấp, phần lớn là trẻ dưới 5 t.uổi ở nước đang phát triển.
“Cúm do virus cúm gây ra, trong đó chủng A và B là hai chủng phổ biến nhất. Là căn bệnh thường gặp và rất dễ lây nhiễm, bệnh cúm thường bị xem nhẹ bởi những triệu chứng ban đầu như sốt, đau đầu, đau họng, ho, mệt mỏi… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây những hậu quả đáng tiếc như viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim, t.ử v.ong”, bác sĩ Chính nhấn mạnh.
Tại Việt Nam, mỗi năm có trên 800.000 người mắc cúm. Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu được công bố trên Tạp chí y khoa The Lancet cho thấy, tỷ lệ ca mắc bệnh cúm tại Việt Nam là hơn 3.700/100.000 dân, cao gấp 5 lần trung bình thế giới.
Trong khi đó, phế cầu khuẩn là căn nguyên gây viêm phổi phổ biến nhất hiện nay, chiếm khoảng 30 – 50% các ca bệnh. Tỷ lệ t.ử v.ong cao hơn khi bị viêm màng não do phế cầu khuẩn. Những người sống sót phải chịu di chứng lâu dài như đoạn chi do n.hiễm t.rùng huyết, bị điếc hay chậm phát triển tâm thần do tổn thương não, n.hiễm t.rùng tai, viêm xoang…
Theo bác sĩ Chính, ho gà cũng là bệnh hô hấp dễ lây trong những tháng cuối năm. Tính đến tháng 12, nước ta có 31 ca mắc ho gà. Gần đây, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) ghi nhận trẻ 6 tuần t.uổi mắc ho gà. Bệnh dễ lây qua đường hô hấp, tốc độ lây lan cao hơn cúm.
Một người bệnh có thể lây cho 12 – 17 người. Trong vụ dịch, ho gà thường diễn biến nặng, dễ t.ử v.ong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ dưới 5 t.uổi và trẻ suy dinh dưỡng.
“Kể từ khi Chương trình tiêm chủng mở rộng có vắc-xin 5 trong 1 chứa thành phần phòng bệnh ho gà được áp dụng, bệnh dần được khống chế. Tuy nhiên, bệnh chưa được thanh toán hoặc biến mất hoàn toàn, có nguy cơ bùng dịch khi không được phòng ngừa tốt và tỷ lệ bao phủ vắc-xin giảm thấp. Bài học này đã xảy ra năm 2019 khi tỷ lệ tiêm vắc-xin 5 trong 1 thấp khiến hơn 1.000 trẻ mắc bệnh ho gà”, bác sĩ Chính cảnh báo.
Cúm mùa gia tăng, người dân không chủ quan
Theo thông tin từ Sở Y tế, từ đầu tháng 11/2023 đến nay, số ca mắc cúm mùa tăng đột biến, các cơ sở y tế trên địa bàn tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân đến khám và điều trị mỗi ngày.
Trong đó, cúm A có số người mắc cao nhất, thường gặp ở t.rẻ e.m và người cao t.uổi.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn thăm khám cho bệnh nhân mắc Cúm A tại Khoa truyền nhiễm
Ngày 11/12, cháu Nông Nhật Khương (8 t.uổi ở xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc) được đưa vào Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn điều trị trong tình trạng đau họng, sốt cao trên 39 độ, co giật, có kết quả test dương tính với virut Cúm A. Sau 2 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã cắt được sốt, đến nay sức khỏe của cháu tốt dần lên và tiếp tục được theo dõi, điều trị.
Còn trường hợp bệnh nhân Hoàng Thị Kim Huệ (thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn) được nhập viện điều trị với các biểu hiện của viêm đường hô hấp cấp, sốt cao, sốt liên tục, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, viêm họng, thở nặng nhọc, thở nhanh bất thường, chóng mặt, co kéo các cơ hô hấp. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị cúm A, viêm phổi cấp đã chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết và điều trị theo phác đồ. Anh Hoàng Thọ Hào, người nhà bệnh nhân thông tin: Con tôi sốt cao, chán ăn, mệt mỏi. Tôi cho cháu uống thuốc hạ sốt nhưng không đáp ứng, tôi đưa cháu nhập viện Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn. Nhờ bác sĩ điều trị kịp thời nên sức khỏe của cháu đã dần ổn định, ăn uống được.
Trên đây chỉ là 2 trong số 17 trường hợp mắc bệnh Cúm A đang được điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Được biết, từ đầu tháng 11 đến nay, bình quân mỗi ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận từ 7 đến 10 bệnh nhân đến khám, điều trị các bệnh liên quan đến cúm mùa (phần lớn là cúm A) tăng gấp 5 lần so với trước đây. Bác sĩ Nguyễn Quang Lương, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn phân tích: Hiện nay, thời tiết đang chuyển mùa, thay đổi thất thường, tạo thuận lợi cho vi rút phát triển, đặc biệt là vi rút cúm. Theo đó, số bệnh nhân mắc cúm A gia tăng. Những bệnh nhân mắc cúm liên quan đến họng sẽ được kê đơn điều trị ngoại trú. Những bệnh nhân mắc cúm kèm viêm phổi, viêm tiểu cầu phế quản sẽ điều trị nội trú tại khoa. Đây là bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan nên khoa đã bố trí các bệnh nhân mắc cúm ở cùng phòng để hạn chế lây nhiễm chéo và tăng cường giám sát, theo dõi từng ca bệnh để điều chỉnh thuốc phù hợp, nâng cao hiệu quả điều trị. Khoa có 9 phòng bệnh thì có 5 phòng đang điều trị cho bệnh nhân mắc cúm.
Qua ghi nhận của phóng viên, tại các trung tâm y tế tuyến huyện, phòng khám tư nhân, số bệnh nhân đến khám, điều trị với các triệu chứng của bệnh cúm A cũng gia tăng. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu tháng 11/2023 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 700 ca bệnh cúm, tăng 98 ca so với cùng kỳ năm 2022. Trước tình trạng đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã chỉ đạo trung tâm y tế các huyện, thành phố về việc tăng cường giám sát và phòng, chống bệnh cúm mùa. Theo đó, yêu cầu trung tâm y tế các huyện, thành phố tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm mùa tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt tại các khu vực nguy cơ cao để kịp thời xử lý sớm các khu vực có nhiều bệnh nhân, hạn chế thấp nhất số ca mắc bệnh và t.ử v.ong. Đồng thời rà soát, kiện toàn lại các đội đáp ứng nhanh phòng, chống dịch, chuẩn bị đầy đủ cơ số trang thiết bị phòng, chống dịch để sẵn sàng ứng phó với các tình huống khi dịch lây lan trên địa bàn; tăng cường công tác truyền thông các biện pháp phòng, chống dịch…
Bác sĩ Dương Anh Dũng, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo: Hiện bệnh cúm mùa đang bùng phát ở nhiều nơi. Bệnh cúm có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với cảm thông thường, do đó rất nhiều người chủ quan, xem nhẹ, không điều trị hoặc điều trị trễ khi bệnh chuyển nặng, có thể gây biến chứng nguy hiểm đường hô hấp như: viêm phổi, suy hô hấp. Do đó, người dân không nên chủ quan, nên đeo khẩu trang khi ra đường và hạn chế đến nơi đông người để tránh bị lây nhiễm. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc -xin phòng cúm và cần tiêm mũi nhắc lại hằng năm.