Dưa chuột nổi tiếng chứa nhiều nước và rất ít calo, vì vậy rất thích hợp cho người muốn giảm cân.
Nhưng nhiều người không biết, ăn dưa chuột còn có lợi ích giải độc cơ thể.
1. Ăn dưa chuột có lợi gì cho sức khỏe?
Dưa chuột là một trong những loại rau có lượng calo thấp nhất nhưng lại cung cấp các hợp chất polyphenol chống oxy hóa mạnh, có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa một cách tự nhiên.
Ngoài tác dụng giảm cân, dưa chuột còn còn có tác dụng giải độc, làm sạch cơ thể. Ăn dưa chuột có tác dụng làm mát cơ thể một cách tự nhiên và là cách tuyệt vời để ngăn ngừa tình trạng mất nước và táo bón.
Dưa chuột cũng đã được nghiên cứu nhiều nhất về tác dụng lợi tiểu. Do đó ngoài công dụng làm thực phẩm, nó còn dùng để chữa bệnh trong cả y học dân gian và y học hiện đại.
Dưa chuột chứa rất ít calo tốt cho việc giảm cân.
Về thành phần dinh dưỡng, trong khoảng nửa bát dưa chuột sống còn nguyên vỏ (khoảng 52g) có chứa:
Lượng calo: 7,8
Tổng lượng carbohydrate: 1,9g
Chất xơ: 0,3g
Đường: 0,9g
Tổng chất béo: 0,1g
Chất béo bão hòa: 0,02g
Chất béo không bão hòa đa: 0,02g
Chất béo chuyển hóa: 0g
Chất đạm: 0,3g
Natri: 1mg (0,04% giá trị hằng ngày – DV)
Vitamin K: 8,5mcg (7% DV)
Vitamin C: 1,5mg (2% DV)
Magie: 6,8mg (2% DV)
Kali: 76,4mg (2% DV)
(Giá trị hàng ngày là tỷ lệ phần trăm dựa trên chế độ ăn 2.000 calo mỗi ngày).
2. Dưa chuột giúp giảm cân và giải độc như thế nào?
Theo BS. Trần Thị Bích Nga, chuyên khoa Dinh dưỡng, dưa chuột là một trong những loại rau quả có hàm lượng nước cao nhất. Ngoài ra dưa chuột cũng cung cấp các vitamin và khoáng chất có giá trị, đồng thời có lượng calo rất thấp cho nên nó là thực phẩm phù hợp cho những người muốn giảm cân.
Vì dưa chuột chứa khoảng 95% là nước nên mọi người có thể ăn nhiều hơn và cảm thấy no trong khi vẫn tuân thủ kế hoạch quản lý cân nặng. Ăn dưa chuột có thể có thể làm dịu cơn khát và ngăn ngừa cảm giác thèm ăn do mất nước, đồng thời giúp làm sạch và giải độc cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy, cucurbitacin là một loại hợp chất đa dạng được tìm thấy trong thực vật thuộc họ Cucurbitaceae, trong đó có dưa chuột. Những hợp chất này có thể hỗ trợ đường tiêu hóa và gan.
Dưa chuột cũng là thực phẩm giúp lợi tiểu tự nhiên, chúng giúp cơ thể sản xuất nước tiểu nhiều hơn để loại bỏ chất độc và chất thải.
Món salad dưa chuột kết hợp với trứng luộc.
3. Cách ăn dưa chuột ngon và an toàn
Bạn nên chọn dưa chuột vừa mới thu hoạch, cuống còn tươi, có màu xanh tươi đến xanh đậm, chắc và không có các đốm mềm hay có dấu hiệu ủng. An toàn nhất là chọn loại dưa chuột được trồng hữu cơ.
Vì dưa chuột rất giàu nước nên nếu chúng được trồng trên đất bị nhiễm thuốc trừ sâu có thể sẽ chứa rất nhiều hóa chất có hại cho sức khỏe. Dưa chuột được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vừa có hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.
Khi mua dưa chuột về nên để trong túi kín và bảo quản trong tủ lạnh, nên dùng trong vòng 3-5 ngày.
Dưa chuột thực sự ngon hơn khi ăn sống. Sau khi đã rửa thật sạch, bạn nên ăn cả vỏ và ruột vì vỏ và hạt chứa các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ăn sống trực tiếp, bạn có thể chế biến nhiều món dưa chuột để giảm cân như salad dưa chuột, kết hợp dưa chuột với các thực phẩm giàu protein khác như trứng luộc, thịt nạc, cá ngừ, phô mai và các loại hạt cùng một chút dầu ô liu. Những món ít calo này bạn có thể ăn no mà không phải lo lắng bị tăng cân.
Để thay đổi món, hãy thử làm dưa chuột muối. Quá trình lên men là yếu tố mang lại cho dưa chuột hương vị thơm, chua đặc trưng, có thể làm món ăn chống ngán khi tiêu thụ nhiều chất đạm và giúp tiêu hóa tốt.
Cách giảm đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh
Để giảm đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chúng ta cần tăng cường vận động, ăn uống lành mạnh và duy trì cân bằng nhiệt độ trong nhà.
Triệu chứng đau khớp khi trời lạnh như thế nào?
Thạc sĩ – bác sĩ Quách Khang Hy, khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết khi thời tiết lạnh, nhiều người có triệu chứng đau nhức xương khớp, bao gồm sưng đỏ, cứng khớp vào buổi sáng hoặc về đêm, khó di chuyển.
Có 4 vị trí khớp thường bị đau nhức nhiều nhất khi trời lạnh với các triệu chứng cụ thể sau:
Khớp gối: Đầu gối sưng tấy, đau nhức, hạn chế vận động, có thể phát ra âm thanh lục cục hoặc lạo xạo khi di chuyển.
Khớp háng: Cảm giác đau nhức, nhói ở vùng xương khớp háng khi di chuyển, xoay người hay đứng lên ngồi xuống.
Khớp bàn chân: Đau, rát trong lòng bàn chân, gần gót chân, cứng khớp và đi lại khó khăn.
Đau cột sống thắt lưng: Đau nhức phần lưng dưới, tê buốt, khó chịu khi về đêm, có thể lan xuống vùng hông và chậu, làm hai chân tê bì, mất cảm giác.
Đầu gối sưng tấy, đau nhức, hạn chế vận động, có thể phát ra âm thanh lục cục hoặc lạo xạo khi di chuyển. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tại sao trời lạnh lại gây đau xương khớp?
Thời tiết lạnh làm các gân cơ co rút, dịch khớp đông hơn bình thường. Đồng thời, cơ thể ít vận động khiến m.áu lưu thông kém, làm giảm m.áu nuôi khớp, gây tổn thương cho sụn và màng hoạt dịch khớp.
“Ngoài ra, áp lực không khí trong thời tiết lạnh cũng làm rối loạn tuần hoàn, dịch khớp, vận mạch và độ nhớt m.áu, gây đau nhức xương khớp và khó di chuyển. Đặc biệt, người già và người có bệnh lý khớp mãn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp cũng dễ bị đau xương khớp khi trời lạnh”, bác sĩ Khang Hy phân tích.
Ai dễ bị đau khớp khi trời lạnh?
Theo bác sĩ Khang Hy, người cao t.uổi, người trung niên và người có t.iền sử bệnh xương khớp thường gặp triệu chứng đau khớp khi trời lạnh. Họ có cảm giác đau đớn, khó chịu và hạn chế vận động. Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như dính khớp, biến dạng khớp hoặc mất chức năng vận động.
Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, cần tìm cách khắc phục để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Cách điều trị đau nhức xương khớp khi trời lạnh
Để giảm đau nhức xương khớp khi trời lạnh, có thể áp dụng các cách sau:
Thay đổi lối sống: Tăng cường vận động, ăn uống lành mạnh và duy trì cân bằng nhiệt độ trong nhà.
Áp dụng phương pháp nóng lạnh: Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vùng đau để giảm đau và giãn cơ.
Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu triệu chứng không giảm sau khi tự điều trị, cần tìm tư vấn từ bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Việc sử dụng thuốc sẽ tuân theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau và viêm. Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ.
“Để tránh bị nhiễm bệnh và ảnh hưởng đến xương khớp, ta có thể áp dụng liệu pháp nhiệt bằng cách giữ ấm cơ thể và tắm nước nóng. Đồng thời, chườm nóng vào vị trí khớp đau nhức cũng có thể giúp giảm đau”, bác sĩ Khang Hy chia sẻ.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tránh thừa cân, béo phì cũng là cách để giảm áp lực cho các khớp. Bổ sung canxi và vitamin D theo chỉ định của bác sĩ cũng rất quan trọng.
Tập luyện thể dục thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga,… cũng giúp cải thiện chức năng vận động của các khớp và giảm đau.
Uống đủ nước cũng rất quan trọng để tránh tình trạng thiếu nước trong cơ thể, gây ra các vấn đề về m.áu và ảnh hưởng đến hệ khớp.
Vận động nhẹ nhàng giúp xương khớp chắc khỏe
Bác sĩ Trần Thị Phương Thảo, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, cho biết bên cạnh dinh dưỡng hợp lý, các hoạt động vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường sức khỏe xương khớp. Nhiều người lo ngại vận động sẽ gây đau nên không dám cử động khiến các khớp càng trở nên tê cứng.
Có thể luyện tập hợp lý để cải thiện chức năng của khớp bằng cách mát xa, dùng phương pháp trị liệu. Mỗi ngày, nên dành một ít thời gian để vận động nhẹ nhàng phù hợp với sở thích bản thân, có thể tập yoga hoặc đi bộ, dưỡng sinh, đạp xe… Tập luyện nhẹ nhàng giúp các khớp đỡ tê cứng và dễ chịu, giảm đau, khả năng vận động được cải thiện.