Cúm A là một bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp rất dễ lây lan do virus cúm gây ra. Mặc dù nhẹ nhưng cũng khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược…
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn nhanh chóng phục hồi cơ thể khi mắc cúm A.
1. Nghỉ ngơi ở nhà khi mắc cúm A
Khi mắc cúm A, cơ thể cần thời gian và năng lượng để chống lại virus cúm. Do đó, bạn cần nghỉ ngơi để giúp cơ thể phục hồi. Theo đó, hãy nghỉ làm hoặc nghỉ học ở nhà và tạm dừng làm các việc vặt cho đến khi bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn.
Ngoài việc giúp cơ thể phục hồi, việc ở nhà còn ngăn ngừa lây lan bệnh cúm sang những người khác trong cộng đồng hoặc nơi làm việc. Bệnh cúm A có thể nguy hiểm đối với người lớn t.uổi và trẻ nhỏ. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải tránh tiếp xúc với người khác khi đang lây nhiễm và thường xuyên khử trùng các bề mặt cũng như vật dụng cá nhân.
Mắc cúm A khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược…
2. Cung cấp đủ nước cho cơ thể khi mắc cúm A
Một triệu chứng của bệnh cúm A là sốt cao, có thể dẫn đến mất nước. Bạn cũng có thể bị nôn hoặc tiêu chảy khi mắc cúm A, khiến cho cơ thể mất nước nhiều hơn.
Lúc này cơ thể cần chất lỏng để thay thế lượng chất lỏng đã mất và thậm chí cần nhiều hơn để chống lại n.hiễm t.rùng.
Ngoài nước lọc, bạn có thể uống trà thảo dược hoặc trà với mật ong. Những thức uống này có thể giúp làm dịu các triệu chứng và cung cấp nước cho cơ thể.
Trong thời gian này, bạn nên tránh các uống rượu và caffeine…. Các thức uống này có thể gây mất nước.
3. Ngủ càng nhiều càng tốt
Giấc ngủ là liều thuốc tốt nhất cho cơ thể khi chống lại bệnh cúm. Hãy đi ngủ sớm hơn thường lệ và có thể cho phép mình ‘ngủ nướng’ trong thời gian này. Bạn cũng có thể ngủ trưa trong ngày để cơ thể có thêm thời gian phục hồi.
Nghỉ ngơi và ngủ cũng làm giảm nguy cơ biến chứng cúm nghiêm trọng, như viêm phổi.
Khi bị cúm bạn có thể khó ngủ khi bị nghẹt mũi và ho. Hãy thử những lời khuyên sau dưới đây giúp bạn dễ thở và ngủ ngon hơn:
Sử dụng thêm một chiếc gối để nâng cao đầu và giảm bớt áp lực xoang.
Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy hóa hơi trong phòng ngủ.
Tắm nước ấm trước khi đi ngủ…
4. Ăn thực phẩm lành mạnh
Khi mắc cúm A, cơ thể cần nhiều dinh dưỡng tốt hơn để nhanh hồi phục. Trái cây và rau quả tươi cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khi phải chống lại virus.
Mặc dù cúm A có thể gây chán ăn, nhưng bạn cần chịu khó ăn uống đầy đủ, đều đặn để duy trì sức lực.
Nên tăng cường các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
5. Bổ sung độ ẩm cho không khí
Không khí khô có thể làm cho các triệu chứng cúm A trở nên tồi tệ hơn. Dùng máy hóa hơi hoặc máy tạo độ ẩm… bổ sung độ ẩm cho không khí, có thể giúp làm giảm tắc nghẽn.
6. Dùng thuốc OTC (không kê đơn)
Các thuốc trị cảm cúm không kê đơn (người bệnh có thể tự mua) có rất sẵn tại các nhà thuốc. Một số loại thuốc được sử dụng để giải quyết các triệu chứng cụ thể như sốt, nghẹt mũi, ho… Tuy nhiên, một số loại thuốc kết hợp nhiều thành phần có thể giúp điều trị nhiều triệu chứng cúm cùng một lúc.
Ví dụ về những loại thuốc này:
Thuốc giảm đau giúp hạ sốt, giảm đau đầu và đau nhức cơ thể như ibuprofen (advil, motrin) và acetaminophen (tylenol).
Thuốc thông mũi, như pseudoephedrine (sudafed), giúp thông mũi và giảm đau áp lực trong xoang khi bị tắc nghẽn.
Thuốc giảm ho, chẳng hạn như dextromethorphan có thể được sử dụng để làm dịu cơn ho khan.
Thuốc long đờm giúp làm loãng chất nhầy đặc và rất hữu ích khi ho có đờm và tiết ra chất nhầy.
Thuốc kháng histamine có xu hướng có tác dụng an thần giúp bạn dễ ngủ…
Hãy nhớ đọc nhãn sản phẩm để biết liều lượng chính xác cho từng loại thuốc và đảm bảo rằng bạn không vô tình kết hợp thuốc uống dẫn đến quá liều.
T.rẻ e.m và thanh thiếu niên không dùng aspirin khi bị cúm, vì có nguy cơ mắc một tình trạng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye nguy hiểm.
7. Có thể dùng mật ong để làm dịu cơn ho khi mắc cúm A
Mật ong là một phương thuốc tự nhiên khá phổ biến để làm dịu cơn đau họng hoặc ho (triệu chứng của cúm). Trộn mật ong với trà cũng là một cách tốt để cung cấp nước cho cơ thể, đồng thời điều trị các triệu chứng cúm.
Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới một t.uổi dùng mật ong.
8. Tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc kháng virus trị cúm A
Thuốc kháng virus chỉ được dùng theo đơn của bác sĩ. Những loại thuốc này thường được dành riêng cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm.
Các thuốc kháng virus giúp ngăn chặn virus phát triển và nhân lên và có tác dụng tốt nhất khi dùng trong vòng 48 giờ sau khi có triệu chứng của cúm.
Do đó, các trường hợp sau cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng virus:
Dưới 5 t.uổi (cụ thể là 2 t.uổi)
Từ 18 t.uổi trở xuống và đang dùng thuốc có chứa aspirin hoặc salicylate
Từ 65 t.uổi trở lên
Đang mang thai hoặc vừa sinh con trong hai tuần qua
Mắc một bệnh mạn tính hoặc đang dùng các loại thuốc khác làm ảnh hưởng (suy yếu) hệ thống miễn dịch của cơ thể
Béo phì, với chỉ số khối cơ thể (BMI) ít nhất là 40…
Thuốc kháng virus được kê đơn phổ biến nhất là oseltamivir (tamiflu). Vào tháng 10/2018, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt baloxavir marboxil (xofluza), một loại thuốc kháng virus mới dành cho người từ 12 t.uổi trở lên.
Dùng thuốc kháng virus trong vòng hai ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng có thể làm giảm cả thời gian mắc bệnh cúm khoảng một ngày và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
9. Tiêm phòng cúm
Vaccine phòng cúm hàng năm được sản xuất dựa trên dự đoán của các nhà khoa học về chủng cúm nào sẽ thống trị trong mùa cúm tiếp theo. Do đó, nên tiêm phòng cúm hàng năm, đặc biệt với những đối tượng nguy cơ cao mắc cúm và các biến chứng nghiêm trọng của cúm.
Tiêm phòng cúm sau khi bạn đã bị cúm có thể bảo vệ bạn khỏi các chủng virus khác.
10. Luôn suy nghĩ tích cực
Cảm xúc và thái độ có ảnh hưởng đến cảm giác thể chất của mỗi chúng ta. Mặc dù bạn có thể không hết nghẹt mũi hoặc hạ sốt bằng những suy nghĩ tích cực, nhưng việc duy trì thái độ tích cực trong thời gian bị bệnh có thể giúp bạn hồi phục tổng thể nhanh hơn.
Người dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh cúm A
Theo các chuyên gia y tế, cúm A là một loại cúm mùa có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.
Điều trị bệnh nhân cúm A nặng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Thời tiết mùa Đông Xuân diễn biến thất thường, hai tuần gần đây, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân đủ mọi lứa t.uổi đến khám và chủ yếu được xét nghiệm và chẩn đoán mắc các bệnh cúm A. Hai đối tượng có nguy cơ cao diễn biến nặng khi mắc cúm A là t.rẻ e.m và người cao t.uổi có bệnh nền.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số ca mắc cúm A đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trong đó có nhiều ca diễn biến suy hô hấp nặng, phải thở máy.
Trong số các trẻ đến thăm khám có chỉ định làm xét nghiệm mỗi ngày, có khoảng 100-150 trường hợp có kết quả mắc cúm, chủ yếu là cúm A. Trong đó, 15% ca nặng phải nhập viện điều trị.
Riêng tại Trung tâm bệnh nhiệt đới của Bệnh viện đang điều trị hơn 70 ca mắc cúm, phần lớn bị biến chứng viêm phổi, phải thở oxy. Thậm chí có 2 ca suy hô hấp, đang phải thở máy do nhiễm cúm trên nền bệnh tim và thuyên tắc động mạch phổi. Ngoài ra, 1 số bị viêm tai giữa, thậm chí viêm màng não, viêm cơ tim…
Tại Khoa Hồi sức tích cực-Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có hai trường hợp nhiễm cúm A nguy kịch đang phải lọc m.áu, thở máy, đều bị tăng nặng suy tim, đái tháo đường. Trong đó, trường hợp nữ bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, thừa cân, béo phì, được chuyển vào viện trong tình trạng biến chứng khi nhiễm cúm như suy hô hấp, viêm phổi, suy tim.
Theo các chuyên gia y tế, cúm A là một loại cúm mùa có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.
Đây là bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp cấp tính do virus, có khả năng lây nhiễm cao và lan rất nhanh trong cộng đồng. Bệnh thường có xu hướng gia tăng vào những thời điểm có những sự kiện tập trung đông người và trong khoảng thời gian giao mùa do sự thuận lợi cho virus phát triển.
Hiện nay, nước ta có thời tiết nóng, lạnh thất thường và có sự gia tăng giao lưu, đi lại trong dịp đầu năm mới cũng như chuẩn bị đón tết nguyên đán nên dễ có nguy cơ nhiễm virus cúm nếu người dân không chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh cá nhân phù hợp.
Tiến sỹ Vũ Ngọc Long, Phó trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tình hình cúm ở nước ta trong những tuần gần đây mặc dù có sự gia tăng nhưng đây không phải là sự bất thường vì thời gian hiện nay đang trong thời điểm giao mùa Đông Xuân nên thời tiết thay đổi thất thường, lúc ấm, lúc lạnh thuận lợi cho bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó có các tác nhân gây bệnh cúm.
Kết quả giám sát các trường hợp cúm cho thấy, các chủng virus cúm hiện đang lưu hành ở nước ta vẫn là các chủng virus gây bệnh cúm mùa, trong đó chủ yếu là các chủng cúm A(H1N1), A(H3N2) và cúm B.
Hiện chưa ghi nhận các chủng virus cúm có độc lực cao lây truyền từ gia cầm sang người như cúm A(H5N1), A(H5N6) hoặc A(H7N9).
Các chủng virus cúm mùa lưu hành ở Việt Nam hiện nay cũng tương tự như các nước trên thế giới, chưa phát hiện có sự đột biến gen ở các chủng này tại Việt Nam.
Chia sẻ về việc người dân mắc cúm thường tự mua thuốc tamiflu về uống, Tiến sĩ Vũ Ngọc Long cho hay, thuốc này thường được chỉ định với các trường hợp mắc cúm nặng, các trường hợp có nguy cơ cao và bệnh nhân không được tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sỹ. Việc người dân tự mua thuốc tamiflu về uống khi mắc cúm là không cần thiết và dễ gây hiện tượng kháng thuốc.
Để chủ động phòng chống bệnh cúm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động áp dụng một số biện pháp như: Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe; đeo khẩu trang khi đi tới nơi đông người và trên các phương tiện vận chuyển công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
Người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị y tế trên địa bàn thường xuyên, liên tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh.
Bộ Y tế cho biết, thời gian tới là dịp Tết và mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng diễn biến thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, làm gia tăng số mắc, nhất là với t.rẻ e.m có sức đề kháng yếu và người cao t.uổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Vì vậy, Bộ Y tế lưu ý các địa phương, đơn vị theo dõi sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng do virus; chuẩn bị sẵn sàng các phương án bảo đảm công tác y tế với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Đồng thời chủ động công tác giám sát, tiếp tục triển khai hiệu quả giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế các trường hợp bệnh nặng, t.ử v.ong; duy trì thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng…/.