Hen suyễn là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp ở trẻ. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh hen cao gấp đôi người lớn.
Tuy nhiên, việc chẩn đoán hen ở trẻ thường muộn, nhất là ở trẻ dưới 2 t.uổi, dẫn đến tình trạng hạn chế hiệu quả điều trị, nhiều trẻ thường xuyên bị lên cơn hen phải nhập viện, thậm chí có thể t.ử v.ong.
Hen suyễn là một bệnh viêm mạn tính của đường thở. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó là do cơ địa của chính người bệnh. Bệnh có yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng. Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen như béo phì, suy dinh dưỡng, sinh non…
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng hen suyễn ở trẻ là do yếu tố môi trường. Các dị nguyên (chất gây dị ứng) trong nhà (bụi nhà, mạt, lông thú, gián, nấm mốc…), dị nguyên ngoài nhà (bụi, phấn hoa, nấm mốc, hóa chất…), n.hiễm t.rùng, khói t.huốc l.á, ô nhiễm môi trường không khí… sẽ dẫn đến tình trạng hen suyễn ở trẻ.
Như vậy, để hạn chế nguy cơ hen suyễn, cần tránh xa và loại bỏ các yếu tố nguy cơ trong môi trường kể trên.
Dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc hen suyễn
Khi trẻ có các biểu hiện như:
– Trẻ ho tái đi tái lại nhiều lần, nhất là khi chỉ xuất hiện hay trở nặng hơn về ban đêm.
– Trẻ khò khè, cơn khó thở tái phát.
– Tình trạng khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố nào đó (còn gọi là yếu tố khởi phát) như thay đổi thời tiết, thức ăn…
Cha mẹ khi nghi ngờ trẻ mắc hen suyễn thì cần cho trẻ tới cơ sở y tế để khám. Thông thường sẽ dễ chẩn đoán khi trẻ đang trong cơn suyễn. Còn khi ngoài cơn, có thể đo hô hấp ký để chẩn đoán khi trẻ từ 6 t.uổi trở lên.
Khi trẻ mắc hen suyễn nếu không được điều trị đúng mức có thể sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu:
– Trẻ thường xuyên lên cơn suyễn và mỗi khi trẻ lên cơn thì có thể sẽ đối diện với nguy cơ t.ử v.ong.
– Suy hô hấp mạn và suy tim mạn nếu diễn tiến quá nhiều năm mà không được điều trị.
– Ảnh hưởng đến phát triển thể chất: Suy dinh dưỡng, biến dạng lồng ngực.
– Ảnh hưởng đến phát triển tinh thần: Tâm lý mặc cảm, học kém do trẻ phải nghỉ học thường xuyên.
– Tốn kém thời gian, t.iền bạc, ảnh hưởng đến công ăn việc làm của cha mẹ.
Hen suyễn là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp ở trẻ. Ảnh minh họa.
Cách phát hiện khi trẻ bắt đầu có biểu hiện lên cơn hen suyễn
Trẻ có biểu hiện báo trước khi xuất hiện cơn hen như: Hắt hơi, nhảy mũi, ngứa mắt mũi, nổi mề đay…
Khi lên cơn hen trẻ có biểu hiện: Ho, khò khè, khó thở ở nhiều mức độ khác nhau (thở ra khó khăn, kéo dài, thở nhanh hay co lõm lồng ngực).
Đối với trẻ đã từng được khám và chẩn đoán hen suyễn, cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông). Cần tránh cho trẻ uống thuốc cắt cơn, vì các loại thuốc uống có tác dụng yếu và chậm hơn nhiều. Nếu không có điều kiện dùng thuốc cắt cơn, nên nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được cắt cơn kịp thời.
– Cha mẹ cần lưu ý cần cho trẻ đi cấp cứu ngay khi trẻ có 1 trong những dấu hiệu sau:
– Khi dùng thuốc cắt cơn mà trẻ vẫn không bớt khó thở hay chỉ giảm tạm thời.
– Trẻ nói năng khó nhọc: Không thể nói thành câu liên tục.
– Trẻ khó thở nhiều, phải ngồi thở, co kéo vùng quanh xương sườn và vùng cổ.
– Cánh mũi phập phồng.
– Tím tái (đây là dấu hiệu rất nguy kịch).
Khi trẻ bị hen suyễn, cha mẹ cần chú ý đến các yếu tố có thể làm khởi phát cơn hen như:
– Không để thú vật (chó, mèo…) trong nhà, nên diệt gián thường xuyên.
– Không hút t.huốc l.á trong nhà và ở nơi gần trẻ.
– Không để những chất nặng mùi trong nhà.
– Tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng , thuốc xịt muỗi, côn trùng .
– Tránh nhang khói.
Nơi ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn màn bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng. Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông, cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ.
Dùng cửa sổ (đóng hay mở) để duy trì không khí sạch và trong lành.
Tuy hen là một bệnh không thể trị dứt điểm, nhưng có thể kiểm soát tốt được. Phòng ngừa hen sẽ giúp cho trẻ giảm hoặc không còn lên cơn hen, trẻ có thể sinh hoạt, học tập, vui chơi bình thường.
Cần làm gì để phòng ngừa hen suyễn ở trẻ?
– Tránh xa những nguyên nhân khởi phát cơn hen.
– Sử dụng thuốc phòng ngừa lâu dài.
Thuốc phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay là những thuốc kháng viêm dùng dưới dạng hít, cũng rất an toàn và không hề gây nghiện. Thời gian dùng thuốc phải đủ dài (thường nhiều tháng) để có đủ khả năng cải thiện được tình trạng viêm đường thở.
Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng và cần phải cho trẻ tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc, tái khám đúng hẹn và không bao giờ được tự ý ngưng thuốc, ngay cả khi trẻ có vẻ đã tốt hơn.
Cải xanh – cây rau, cây thuốc chữa bệnh
Rau cải xanh vẫn thường được chế biến thành món canh, món luộc… trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, rau cải xanh, bao gồm cả lá và hạt đã được sử dụng như những vị thuốc trị nhiều bệnh.
Rau cải xanh tên gọi khác là rau cải bẹ xanh, cải canh, cải cay. Tên khoa học là Brassica Juncea (L.). Họ cải Brassicaceae. Cải xanh dạng cây thân thảo, hoàn toàn nhẵn, cao 40-60cm, rễ trụ ít phân nhánh, lá mọc từ gốc hình trái xoan tù, hơi khía răng, không đều, cuống lá có cạnh với 1-2 đôi tai nhỏ. Hạt hình cầu màu đen.
Bộ phận dùng làm thuốc là lá và hạt cải xanh.
Lá có tác dụng lợi tiểu. Hạt cải xanh vị cay, tính ấm, tác dụng thông khiếu an thần, tiêu đờm thấp, tiêu thũng, giảm đau. Quy kinh phế, thận.
1. Bài thuốc từ cải xanh
– Viêm khí quản , ho, khàn tiếng: Lấy hạt cải xanh 4g, hạt củ cải 4g, sao thơm, cho vào nấu với 600ml nước cho đến khi còn khoảng 1/3. Uống chia 3 lần sáng- trưa- chiều trong 7-10 ngày.
– Chữa ho, trừ đờm, khò khè : 4g hạt rau cải xanh, 12g hạt tía tô, 10g trần bì. Đem sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần/ngày, uống 10-15 ngày.
– Chữa đau xương khớp : Chuẩn bị 15g hạt cải xanh, một ít bột mì. Đem giã nát hạt cải xanh rồi trộn chung với bột mì làm thuốc đắp vào vị trí đau ngày 1 lần trong khoảng 30 phút, từ 7-10 ngày.
Hạt rau cải xanh được sử dụng chữa ho, viêm khí quản…
– Hỗ trợ điều trị bệnh gout: Rau cải xanh có tác dụng thải acid uric ra bên ngoài. Với những người bị gout nên nấu canh rau cải xanh, ăn cả rau và nước giúp điều trị phòng ngừa gout hiệu quả.
– Chữa mụn nhọt : Lấy củ hành ta, hạt cải xanh 20g mỗi thứ. Hành củ lột vỏ giã nát. Hạt cải tán bột mịn. Trộn hai nguyên liệu với nhau, đắp lên chỗ mụn nhọt (chỉ dùng khi mụn chưa vỡ, không bị n.hiễm t.rùng) ngày đắp 1 lần đến khi mụn lặn.
– Hỗ trợ điều trị phì đại tuyến t.iền liệt, viêm đường tiết niệu, phù thũng, tiểu khó , nước tiểu đục: 1kg ngao tươi, 300g cải xanh, 1 nhánh gừng, 1 củ hành tím, 1 vài tép tỏi, gia vị vừa đủ.
Chế biến: Rửa sạch ngao rồi luộc, gừng thái lát. Tách vỏ ngao, nặn bỏ ruột ngao, rửa sạch rau cải xanh thái khúc cho vào nấu cùng với nước ngao, bỏ ngao và cho gia vị vừa ăn. Ngày ăn 2 lần sáng – chiều, trong 7-10 ngày.
Rau cải xanh dùng làm món ăn, vị thuốc chữa bệnh.
– Trị đau đầu, sổ mũi, buồn nôn, ăn không tiêu , đau nhức xương khớp do phong thấp: Hạt cải xanh 4g, hạt gấc 12g, một dược 12g, quế tâm 12g, mộc hương 12g. Chế thành bột uống, ngày uống 2 lần sáng- chiều, trong 5-7 ngày.
2. Lưu ý khi dùng cải xanh
Bệnh nhân suy giáp không dùng cải xanh.
T.rẻ e.m, người đang bị tiêu chảy, phụ nữ có thai không nên ăn cải xanh sống.
Không dùng cho trường hợp dị ứng với cải xanh.
Những người bị suy thận, đang dùng thuốc chống đông không nên dùng cải xanh.
Phải chọn rai cải xanh còn tươi, không bị giập nát, hư hỏng, chế biến sạch sẽ tránh ký sinh trùng, giun sán.